Ngày 10/12, tại tỉnh Yên Bái, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc năm 2010 với sự tham dự của 500 đại biểu, đại diện cho các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo của 12 tỉnh vùng Tây Bắc và các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có tiềm năng và lợi thế phát triển phong phú, đa dạng.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho khu vực này, đồng thời nhiều tổ chức quốc tế cũng đã tích cực ủng hộ.
Nhờ vậy, kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã đạt được nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều mô hình hợp tác, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và hộ nông dân đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng do điểm xuất phát thấp; điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó khăn; công tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai thác mạnh mẽ.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho rằng, diễn đàn là dịp tốt để các nhà đầu tư, các tổ chức xúc tiến và các nhà quản lý gặp gỡ, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm, tìm ra mô hình thích hợp để thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết hiệu quả và bền chặt.
Chính phủ Việt Nam cùng chính quyền các địa phương trong vùng sẽ không ngừng cải cách thủ tục hành chính, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách, phù hợp với điều kiện thực tiễn trên mỗi địa bàn, nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng Tây Bắc nhanh và bền vững.
Để tăng cường thu hút vốn FDI vào vùng này, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương bên cạnh cải cách thủ tục hành chính thì điểm then chốt là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển nhanh mạng lưới giao thông trong toàn vùng; nâng cấp xây mới các tuyến đường quốc lộ nối từ các trung tâm kinh tế, văn hóa lên các vùng cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm, chú ý các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh từng địa phương. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục khảo sát thị trường, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn vùng Tây Bắc.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, Tây Bắc là một trong những vùng khó khăn nhất của cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài do cơ sở hạ tang chưa phát triển, cộng với vị trí địa lý nằm cách xa các trung tâm kinh tế của cả nước.
Tính đến tháng 10/2010, toàn vùng có 253 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chiếm gần 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; khai khoáng; nông, lâm, thủy sản và dịch vụ.
Tỉnh Lào Cai dẫn đầu trong vùng về thu hút đầu tư FDI với 54 dự án, tổng vốn đầu tư gần 504 triệu USD, chiếm 21,3% tổng dự án và 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký toàn vùng; tiếp đến là các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái…
Đến nay, vùng Tây Bắc đã có 25/92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư; trong đó dẫn đầu là Trung Quốc với 100 dự án, tổng vốn đăng ký gần 597 triệu USD.
Định hướng thu hút đầu tư của vùng Tây Bắc thời gian tới là tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của vùng như sản xuất, chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch cùng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Tại diễn đàn, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đều bày tỏ mối quan tâm tới thị trường vùng Tây Bắc, bởi họ đánh giá đây là vùng có nhiều tiềm năng, nhất là về đất đai để phát triển nông, lâm nghiệp và khai khoáng.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư còn băn khoăn về việc còn thiếu thông tin khảo sát thị trường, cũng như về cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào khu vực này.
Trong khuôn khổ diễn đàn, đại diện các tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Yên Bái đã trao Giấy Chứng nhận đầu tư cho 21 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 12.224 tỷ đồng. Hai tỉnh Lai Châu và Phú Thọ ký thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng./.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có tiềm năng và lợi thế phát triển phong phú, đa dạng.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho khu vực này, đồng thời nhiều tổ chức quốc tế cũng đã tích cực ủng hộ.
Nhờ vậy, kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã đạt được nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều mô hình hợp tác, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và hộ nông dân đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng do điểm xuất phát thấp; điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó khăn; công tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai thác mạnh mẽ.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho rằng, diễn đàn là dịp tốt để các nhà đầu tư, các tổ chức xúc tiến và các nhà quản lý gặp gỡ, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm, tìm ra mô hình thích hợp để thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết hiệu quả và bền chặt.
Chính phủ Việt Nam cùng chính quyền các địa phương trong vùng sẽ không ngừng cải cách thủ tục hành chính, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách, phù hợp với điều kiện thực tiễn trên mỗi địa bàn, nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng Tây Bắc nhanh và bền vững.
Để tăng cường thu hút vốn FDI vào vùng này, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương bên cạnh cải cách thủ tục hành chính thì điểm then chốt là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển nhanh mạng lưới giao thông trong toàn vùng; nâng cấp xây mới các tuyến đường quốc lộ nối từ các trung tâm kinh tế, văn hóa lên các vùng cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm, chú ý các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh từng địa phương. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục khảo sát thị trường, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn vùng Tây Bắc.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, Tây Bắc là một trong những vùng khó khăn nhất của cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài do cơ sở hạ tang chưa phát triển, cộng với vị trí địa lý nằm cách xa các trung tâm kinh tế của cả nước.
Tính đến tháng 10/2010, toàn vùng có 253 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chiếm gần 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; khai khoáng; nông, lâm, thủy sản và dịch vụ.
Tỉnh Lào Cai dẫn đầu trong vùng về thu hút đầu tư FDI với 54 dự án, tổng vốn đầu tư gần 504 triệu USD, chiếm 21,3% tổng dự án và 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký toàn vùng; tiếp đến là các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái…
Đến nay, vùng Tây Bắc đã có 25/92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư; trong đó dẫn đầu là Trung Quốc với 100 dự án, tổng vốn đăng ký gần 597 triệu USD.
Định hướng thu hút đầu tư của vùng Tây Bắc thời gian tới là tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của vùng như sản xuất, chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch cùng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Tại diễn đàn, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đều bày tỏ mối quan tâm tới thị trường vùng Tây Bắc, bởi họ đánh giá đây là vùng có nhiều tiềm năng, nhất là về đất đai để phát triển nông, lâm nghiệp và khai khoáng.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư còn băn khoăn về việc còn thiếu thông tin khảo sát thị trường, cũng như về cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào khu vực này.
Trong khuôn khổ diễn đàn, đại diện các tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Yên Bái đã trao Giấy Chứng nhận đầu tư cho 21 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 12.224 tỷ đồng. Hai tỉnh Lai Châu và Phú Thọ ký thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng./.
(TTXVN/Vietnam+)