Tập đoàn SAPA Thale đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam, Serbia và Đức

Tập đoàn SAPA Thale trụ sở ở Đức đang có kế hoạch trở thành "cầu nối" thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam, Đức và Serbia.
Tập đoàn SAPA Thale đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam, Serbia và Đức ảnh 1Đầu tháng 6, Chủ tịch tập đoàn SAPA Thale, tỷ phú Mai Vũ Minh (giữa), ông Nguyễn Đắc Nghiệp (phải) – nghị sĩ Đức, CEO của SAPA Thale cùng lãnh đạo Tập đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Serbia.

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Serbia, ông Ivica Dačić, đầu tháng 6/2019, Chủ tịch tập đoàn SAPA Thale có trụ sở chính tại Đức, ông Mai Vũ Minh và ông Nguyễn Đắc Nghiệp–nghị sĩ Đức, CEO của SAPA Thale cùng lãnh đạo Tập đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Serbia. Chuyến đi này được thực hiện trong khuân khổ chương trình “Hợp tác đầu tư song phương giữa tập đoàn SAPA Thale với Chính phủ và khối doanh nghiệp hàng đầu nước Cộng hòa Serbia.

Những lĩnh vực tiềm năng để hợp tác đầu tư trong chương trình này, gồm tài chính-ngân hàng, phát triển công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, năng lượng, giao thông vận tải, bất động sản, khách sạn-du lịch, nông nghiệp, thể thao…không chỉ Serbia, Việt Nam, Đức mà còn ở Bosnia-Herzegovina, Nhật Bản, Trung Quốc, UAE và nhiều nước trên thế giới.

Mới đây, International Business Times đã có bài viết về ông Mai Vũ Minh với đánh giá đây là nhà đầu tư có sức ảnh hưởng đến giới tài chính toàn cầu và chính phủ các nước.

[Việt Nam-Serbia trao đổi biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương]

Năm 2017, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia, ông Ivica Dačić đã thăm chính thức Việt Nam.Tại chuyến thăm này, ông cho biết hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đặc biệt là cần tổ chức nhiều hơn các đoàn giao lưu tìm hiểu giữa doanh nghiệp hai nước. Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia mong muốn trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường kết nối doanh nghiệp, duy trì và phát huy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.

Hiện nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Serbia còn khiêm tốn với kim ngạch thương mại song phương đạt 25 triệu USD năm 2016. Hai nước cần tạo nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, qua đó nắm bắt thị trường và thế mạnh của nhau. Việt Nam sẽ là cầu nối để doanh nghiệp Serbia tiếp cận thị trường các nước khu vực Đông Nam Á và ngược lại, Serbia sẽ là cầu nối để Việt Nam tiếp cận với các nước khu vực Đông Nam châu Âu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục