Giai đoạn khó khăn nhất đang từng bước qua đi, những cỗ máy đã sẵn sàng hoạt động, những khối óc đang liên tục phát huy sáng kiến. Con tàu Vinashin đang tập hợp năng lượng của mình để tiếp tục "rẽ sóng", vượt lên phía trước.
Một sáng kiến được nêu ra nhằm phát huy sức mạnh của cả tập đoàn, tận dụng trang thiết bị máy móc và sức lao động nhàn rỗi của các đơn vị thành viên.
Nhận thấy chưa đủ năng lực để đáp ứng các đơn hàng đang liên tiếp mà các chủ tàu nhiệt tình mang đến, Tổng Giám đốc Công ty đóng tàu Hạ Long, Bùi Đức Thận đề nghị với lãnh đạo Tập đoàn tổ chức sắp xếp, bố trí thi công chung để tận dụng nội lực của các Công ty trực thuộc Vinashin. Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của lãnh đạo tập đoàn.
Phải thừa nhận rằng, tiền vốn mà Vinashin đầu tư vào các dự án và nâng cao năng lực sản xuất cũng đã có những hiệu quả trông thấy. Nhờ đồng vốn mua máy móc, đào tạo công nhân, thành viên của Tập đoàn đã có thể chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450 tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dây hàn lõi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắp ráp động cơ 8.400 mã lực… mà 5 năm trước phải nhập khẩu 100%.
Chỉ cho phóng viên con tàu hóa chất đang được hoàn thiện chờ ngày bàn giao cho chủ tàu Ukraina, kỹ sư Trương Anh Đức, Phó Giám đốc Công ty đóng tàu Phà Rừng, Tổng Công ty đóng tàu Phà Rừng, Tập đoàn Vinashin cho biết công ty có thể đóng 5-6 con tàu mỗi năm, và doanh thu sửa chữa như năm nay khoảng 30 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn của Tập đoàn và Tổng Công ty, Đóng tàu Phà Rừng đã trang bị được máy cắt tự động, máy uốn, máy ép thủy lực cỡ lớn và dây chuyền làm sạch rất hiện đại.
Từ những máy móc và công nghệ hiện đại đó, những sản phẩm của Đóng tàu Phà Rừng đã tiến một bước dài trong lộ trình phát triển công nghệ đóng tàu Việt Nam mà điển hình là con tàu San Felice PR01. Đây là con tàu được đóng mới đặc biệt trong seri tàu vỏ kép loại 34 nghìn tấn tính đến thời điểm hiện tại.
Tàu được trang thiết bị rất hiện đại, tự động hóa (có thể chạy tự động 4 tiếng trên biển không cần người trực máy), vùng hoạt động không hạn chế. Tàu có chiều dài 180m, rộng 30m, mớm nước 9,85m, khi vận hành có tải đạt tốc độ 14 hải lý/giờ.
Một số công ty đóng tàu của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã thử nghiệm nhưng vẫn chưa thành công khi đóng mới loại tàu này. San Felice PR01 của Đóng tàu Phà Rừng cũng là con tàu đầu tiên trên thế giới loại này được chế tạo và vận hành thành công tại Việt Nam.
Kỹ sư Trương Anh Đức tự tin: "Với tiềm lực về mặt kỹ thuật, công nghệ của nhà máy, chúng tôi có đủ năng lực để sửa chữa những tàu vận tải cỡ lớn; có thể đóng mới đồng thời 5-6 con tàu 34.000 tấn/năm với tốc độ 14 tháng/con."
Một thành công rất đáng chú ý nữa về mặt công nghệ của những thành viên Vinashin là loại tàu chở khí hóa lỏng Ethylen 4.500m3, đóng mới bởi Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. Tàu chở khí là loại tàu đóng mới phức tạp nhất, cầu kỳ nhất trong ngành công nghiệp đóng tàu thế giới nhưng cũng đã được sản xuất thành công tại Việt Nam. Đặc tính của tàu là công nghệ cao để khí hóa lỏng ở âm 192 độ C để chuyên chở và giao hàng ở trạng thái lỏng, giá một con tàu loại này khoảng 30 triệu USD.
Vinashin đã có một quá trình đầu tư dài hạn cả về máy móc, thiết bị, bến bãi và nhân lực để hoàn thành công trình đặc biệt này, đóng một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực cơ khí chế tạo của đất nước.
Tiềm lực kỹ thuật tốt, công nghệ tiên tiến, nhân lực dồi dào, sẵn sàng sẻ chia, hợp tác để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đó là những điều kiện cần để Vinashin duy trì sản xuất, giữ vững thương hiệu.
Đánh giá về những dự án, công trình của Vinashin trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện Vinashin có 18 dự án đã triển khai đều nằm trong nhóm ngành trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn và đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.
Đáng chú ý, theo ông Thành, trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quảng Ninh luôn chú ý đến vấn đề đảm bảo an sinh-xã hội. Công ty đóng tàu Hạ Long là một thành viên lớn của Vinashin, với 5000 lao động trên địa bàn tỉnh. Để chia sẻ một phần khó khăn với Tập đoàn, Quảng Ninh sẵn sàng ứng trước kinh phí để Đóng tàu Hạ Long chi trả cho công nhân trong trường hợp doanh nghiệp này khó khăn về vốn.
Trở lại với những chuyển động từ phía nội bộ Tập đoàn trong nỗ lực “vượt khó”, lãnh đạo Vinashin cũng liên tục có những chỉ đạo nhằm “sốc” lại đội hình, cơ cấu lại bộ máy lỏng lẻo sau một thời gian dài trì trệ.
Chỉ đạo các đơn vị thành viên cần chủ động đưa ra phương án xử lý, giải quyết những vướng mắc của mình, không nên trông chờ, phó thác cho tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, Nguyễn Ngọc Sự yêu cầu các đơn vị “cần tự đi lấy chứ không nên để rơi vào tình trạng được dắt đi.”
Lãnh đạo tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị thành viên thống kê lại danh sách, trình độ cán bộ, công nhân để bố trí công việc và tổ chức đào tạo để đảm bảo lao động có hiệu quả.
Mới đây nhất, trong Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ngày 18/11, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tư. Trong thời gian 3 năm thực hiện tái cơ cấu (từ 2011-2013), Vinashin phải thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.
Như vậy, theo Quyết định của Thủ tướng, Vinashin mới sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển.
Theo mô hình mới này, Vinashin chỉ còn bao gồm 21 công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp. Những đơn vị còn lại sẽ được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản để thu hồi vốn.
Quyết định 2108/QĐ-TTg cũng đã mở ra “cánh cửa” để Vinashin tiếp tục có vốn để sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xác định lại mức vốn điều lệ của Vinashin phù hợp với nhiệm vụ được giao, cấp đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật.
Bài toán khó bắt đầu có lời giải, Đề án tái cơ cấu chính là giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh này để Vinashin tiếp tục trả nợ, duy trì sản xuất. Đề án cũng một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng tập đoàn kinh tế quan trọng này thành nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo./.
Một sáng kiến được nêu ra nhằm phát huy sức mạnh của cả tập đoàn, tận dụng trang thiết bị máy móc và sức lao động nhàn rỗi của các đơn vị thành viên.
Nhận thấy chưa đủ năng lực để đáp ứng các đơn hàng đang liên tiếp mà các chủ tàu nhiệt tình mang đến, Tổng Giám đốc Công ty đóng tàu Hạ Long, Bùi Đức Thận đề nghị với lãnh đạo Tập đoàn tổ chức sắp xếp, bố trí thi công chung để tận dụng nội lực của các Công ty trực thuộc Vinashin. Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của lãnh đạo tập đoàn.
Phải thừa nhận rằng, tiền vốn mà Vinashin đầu tư vào các dự án và nâng cao năng lực sản xuất cũng đã có những hiệu quả trông thấy. Nhờ đồng vốn mua máy móc, đào tạo công nhân, thành viên của Tập đoàn đã có thể chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450 tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dây hàn lõi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắp ráp động cơ 8.400 mã lực… mà 5 năm trước phải nhập khẩu 100%.
Chỉ cho phóng viên con tàu hóa chất đang được hoàn thiện chờ ngày bàn giao cho chủ tàu Ukraina, kỹ sư Trương Anh Đức, Phó Giám đốc Công ty đóng tàu Phà Rừng, Tổng Công ty đóng tàu Phà Rừng, Tập đoàn Vinashin cho biết công ty có thể đóng 5-6 con tàu mỗi năm, và doanh thu sửa chữa như năm nay khoảng 30 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn của Tập đoàn và Tổng Công ty, Đóng tàu Phà Rừng đã trang bị được máy cắt tự động, máy uốn, máy ép thủy lực cỡ lớn và dây chuyền làm sạch rất hiện đại.
Từ những máy móc và công nghệ hiện đại đó, những sản phẩm của Đóng tàu Phà Rừng đã tiến một bước dài trong lộ trình phát triển công nghệ đóng tàu Việt Nam mà điển hình là con tàu San Felice PR01. Đây là con tàu được đóng mới đặc biệt trong seri tàu vỏ kép loại 34 nghìn tấn tính đến thời điểm hiện tại.
Tàu được trang thiết bị rất hiện đại, tự động hóa (có thể chạy tự động 4 tiếng trên biển không cần người trực máy), vùng hoạt động không hạn chế. Tàu có chiều dài 180m, rộng 30m, mớm nước 9,85m, khi vận hành có tải đạt tốc độ 14 hải lý/giờ.
Một số công ty đóng tàu của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã thử nghiệm nhưng vẫn chưa thành công khi đóng mới loại tàu này. San Felice PR01 của Đóng tàu Phà Rừng cũng là con tàu đầu tiên trên thế giới loại này được chế tạo và vận hành thành công tại Việt Nam.
Kỹ sư Trương Anh Đức tự tin: "Với tiềm lực về mặt kỹ thuật, công nghệ của nhà máy, chúng tôi có đủ năng lực để sửa chữa những tàu vận tải cỡ lớn; có thể đóng mới đồng thời 5-6 con tàu 34.000 tấn/năm với tốc độ 14 tháng/con."
Một thành công rất đáng chú ý nữa về mặt công nghệ của những thành viên Vinashin là loại tàu chở khí hóa lỏng Ethylen 4.500m3, đóng mới bởi Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. Tàu chở khí là loại tàu đóng mới phức tạp nhất, cầu kỳ nhất trong ngành công nghiệp đóng tàu thế giới nhưng cũng đã được sản xuất thành công tại Việt Nam. Đặc tính của tàu là công nghệ cao để khí hóa lỏng ở âm 192 độ C để chuyên chở và giao hàng ở trạng thái lỏng, giá một con tàu loại này khoảng 30 triệu USD.
Vinashin đã có một quá trình đầu tư dài hạn cả về máy móc, thiết bị, bến bãi và nhân lực để hoàn thành công trình đặc biệt này, đóng một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực cơ khí chế tạo của đất nước.
Tiềm lực kỹ thuật tốt, công nghệ tiên tiến, nhân lực dồi dào, sẵn sàng sẻ chia, hợp tác để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đó là những điều kiện cần để Vinashin duy trì sản xuất, giữ vững thương hiệu.
Đánh giá về những dự án, công trình của Vinashin trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện Vinashin có 18 dự án đã triển khai đều nằm trong nhóm ngành trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn và đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.
Đáng chú ý, theo ông Thành, trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quảng Ninh luôn chú ý đến vấn đề đảm bảo an sinh-xã hội. Công ty đóng tàu Hạ Long là một thành viên lớn của Vinashin, với 5000 lao động trên địa bàn tỉnh. Để chia sẻ một phần khó khăn với Tập đoàn, Quảng Ninh sẵn sàng ứng trước kinh phí để Đóng tàu Hạ Long chi trả cho công nhân trong trường hợp doanh nghiệp này khó khăn về vốn.
Trở lại với những chuyển động từ phía nội bộ Tập đoàn trong nỗ lực “vượt khó”, lãnh đạo Vinashin cũng liên tục có những chỉ đạo nhằm “sốc” lại đội hình, cơ cấu lại bộ máy lỏng lẻo sau một thời gian dài trì trệ.
Chỉ đạo các đơn vị thành viên cần chủ động đưa ra phương án xử lý, giải quyết những vướng mắc của mình, không nên trông chờ, phó thác cho tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, Nguyễn Ngọc Sự yêu cầu các đơn vị “cần tự đi lấy chứ không nên để rơi vào tình trạng được dắt đi.”
Lãnh đạo tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị thành viên thống kê lại danh sách, trình độ cán bộ, công nhân để bố trí công việc và tổ chức đào tạo để đảm bảo lao động có hiệu quả.
Mới đây nhất, trong Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ngày 18/11, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tư. Trong thời gian 3 năm thực hiện tái cơ cấu (từ 2011-2013), Vinashin phải thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.
Như vậy, theo Quyết định của Thủ tướng, Vinashin mới sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển.
Theo mô hình mới này, Vinashin chỉ còn bao gồm 21 công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp. Những đơn vị còn lại sẽ được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản để thu hồi vốn.
Quyết định 2108/QĐ-TTg cũng đã mở ra “cánh cửa” để Vinashin tiếp tục có vốn để sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xác định lại mức vốn điều lệ của Vinashin phù hợp với nhiệm vụ được giao, cấp đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật.
Bài toán khó bắt đầu có lời giải, Đề án tái cơ cấu chính là giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh này để Vinashin tiếp tục trả nợ, duy trì sản xuất. Đề án cũng một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng tập đoàn kinh tế quan trọng này thành nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)