Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành tư pháp tập trung sức nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Bộ Tư pháp (28/8/1945-28/8/2010), Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp về những thành tích vẻ vang mà ngành tư pháp Việt Nam đã đạt được trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng và trưởng thành.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bộ Tư pháp là chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành giúp Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội các dự án luật đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo đúng chương trình đã đề ra một cách khoa học, thiết thực, đồng thời cải tiến, nâng cao chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp phải phấn đấu để phát huy vai trò là cơ quan tham mưu chính, tin cậy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương trong việc hoạch định đường hướng phát triển lĩnh vực pháp luật và tư pháp, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển của đất nước.
Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện các đạo luật và các văn bản dưới luật đúng tiến độ, có chất lượng cao nhằm giải quyết các vướng mắc về thể chế, thủ tục hành chính trong các lĩnh vực dân sự, thương mại, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân, hội nhập quốc tế...
Riêng năm nay và năm 2011 tới đây, toàn ngành, nhất là Bộ Tư pháp cần tập trung cùng các bộ, ngành, cơ quan thực hiện cho được việc đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính được quy định trong 1.190 văn bản pháp luật, trong đó có 58 Luật, 22 Pháp lệnh, góp phần thiết thực khơi thông điểm nghẽn về thủ tục hành chính phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngành tư pháp là một mắt xích rất quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính.
Trong thời gian tới, toàn ngành phải có bước đột phá mạnh mẽ giải quyết tình trạng án dân sự tồn đọng; tăng cường công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý theo hướng xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm, khẩn trương triển khai hiệu quả việc đổi mới tổ chức và hoạt động giám định tư pháp; tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý hành chính-tư pháp.
Trong quá trình thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp ngoài việc phải hoàn thành tốt phần việc của mình, còn phải có trách nhiệm, chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan tư pháp; giúp Chính phủ, Quốc hội, Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp thực hiện đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về hoàn thiện thể chế tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật.
Thủ tướng đã trân trọng gắn Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng lên lá cờ truyền thống của ngành tư pháp.
Cùng ngày, Bộ Tư pháp đã long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành tư pháp lần thứ 3.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ rõ những yêu cầu đặt ra đối với ngành tư pháp trong thời gian tới là chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là về các vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật và tư pháp dài hạn của Việt Nam.
Trước mắt, ngành tập trung cho việc góp ý hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI và chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.
Ngành phải gắn các hoạt động thi đua với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” thực hiện tốt lời căn dặn của Bác đối với cán bộ tư pháp: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”./.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Bộ Tư pháp (28/8/1945-28/8/2010), Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp về những thành tích vẻ vang mà ngành tư pháp Việt Nam đã đạt được trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng và trưởng thành.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bộ Tư pháp là chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành giúp Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội các dự án luật đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo đúng chương trình đã đề ra một cách khoa học, thiết thực, đồng thời cải tiến, nâng cao chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp phải phấn đấu để phát huy vai trò là cơ quan tham mưu chính, tin cậy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương trong việc hoạch định đường hướng phát triển lĩnh vực pháp luật và tư pháp, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển của đất nước.
Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện các đạo luật và các văn bản dưới luật đúng tiến độ, có chất lượng cao nhằm giải quyết các vướng mắc về thể chế, thủ tục hành chính trong các lĩnh vực dân sự, thương mại, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân, hội nhập quốc tế...
Riêng năm nay và năm 2011 tới đây, toàn ngành, nhất là Bộ Tư pháp cần tập trung cùng các bộ, ngành, cơ quan thực hiện cho được việc đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính được quy định trong 1.190 văn bản pháp luật, trong đó có 58 Luật, 22 Pháp lệnh, góp phần thiết thực khơi thông điểm nghẽn về thủ tục hành chính phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngành tư pháp là một mắt xích rất quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính.
Trong thời gian tới, toàn ngành phải có bước đột phá mạnh mẽ giải quyết tình trạng án dân sự tồn đọng; tăng cường công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý theo hướng xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm, khẩn trương triển khai hiệu quả việc đổi mới tổ chức và hoạt động giám định tư pháp; tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý hành chính-tư pháp.
Trong quá trình thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp ngoài việc phải hoàn thành tốt phần việc của mình, còn phải có trách nhiệm, chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan tư pháp; giúp Chính phủ, Quốc hội, Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp thực hiện đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về hoàn thiện thể chế tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật.
Thủ tướng đã trân trọng gắn Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng lên lá cờ truyền thống của ngành tư pháp.
Cùng ngày, Bộ Tư pháp đã long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành tư pháp lần thứ 3.
Phát biểu chỉ đạo đại hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ rõ những yêu cầu đặt ra đối với ngành tư pháp trong thời gian tới là chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là về các vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật và tư pháp dài hạn của Việt Nam.
Trước mắt, ngành tập trung cho việc góp ý hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI và chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.
Ngành phải gắn các hoạt động thi đua với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” thực hiện tốt lời căn dặn của Bác đối với cán bộ tư pháp: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)