Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn càphê nhân trở lên.
Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực chăm sóc gần 522.900ha càphê đang trong thời kỳ đậu quả, nuôi hạt.
Vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có các trận mưa dông lớn, kéo dài trên diện rộng đã giúp cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư cho việc tưới nước từ 1 đến 2 đợt cho cây càphê.
Không như các năm trước đây, hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp đã đưa cơ giới vào làm cỏ cho gần 100% diện tích cây càphê không những tăng năng suất mà chất lượng khâu làm cỏ cũng sạch hơn.
Có mưa, đất ẩm, các doanh nghiệp, nông hộ cũng tổ chức bón phân NPK chuyên dụng cân đối cho cây càphê, từ bón gốc đến phun trên lá, nhất là đối với diện tích càphê kinh doanh cho thu hoạch nhằm tăng dinh dưỡng để kết trái, nuôi dưỡng trái non.
Đặc biệt, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng còn tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vỏ trấu càphê để sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón thêm cho cây càphê.
Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng các loại thuốc đặc trị, tổ chức phun vào những thời điểm thích hợp nên cũng đã hạn chế được các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại rệp sáp hại hoa, hại quả non, mọt đục cành, rỉ sắt, khô cành... Nhờ chăm sóc tốt, nên hiện nay, phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên phát triển khá tốt./.
Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực chăm sóc gần 522.900ha càphê đang trong thời kỳ đậu quả, nuôi hạt.
Vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có các trận mưa dông lớn, kéo dài trên diện rộng đã giúp cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư cho việc tưới nước từ 1 đến 2 đợt cho cây càphê.
Không như các năm trước đây, hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp đã đưa cơ giới vào làm cỏ cho gần 100% diện tích cây càphê không những tăng năng suất mà chất lượng khâu làm cỏ cũng sạch hơn.
Có mưa, đất ẩm, các doanh nghiệp, nông hộ cũng tổ chức bón phân NPK chuyên dụng cân đối cho cây càphê, từ bón gốc đến phun trên lá, nhất là đối với diện tích càphê kinh doanh cho thu hoạch nhằm tăng dinh dưỡng để kết trái, nuôi dưỡng trái non.
Đặc biệt, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng còn tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vỏ trấu càphê để sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón thêm cho cây càphê.
Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng các loại thuốc đặc trị, tổ chức phun vào những thời điểm thích hợp nên cũng đã hạn chế được các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại rệp sáp hại hoa, hại quả non, mọt đục cành, rỉ sắt, khô cành... Nhờ chăm sóc tốt, nên hiện nay, phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên phát triển khá tốt./.
Quang Huy (TTXVN)