Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản vừa tuyên bố đã phát hiện một tế bào gốc mới nằm trong da và tủy xương của người có thể giúp phát triển các tổ chức và cơ quan nội tạng của cơ thể người.
Tế bào gốc mới này được đặt tên là Muse, được nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đứng đầu là giáo sư Fujiyoshi Yoshizawa thuộc Đại học Kyoto và giáo sư Chuzezhenli thuộc Đại học Northeastern phát hiện.
Do là tế bào tự nhiên, vì thế tế bào Muse không dễ bị ung thư, an toàn hơn so với tế bào gốc đa chức năng (tế bào iPS). Thành quả này là một bước tiến mới trong lĩnh vực y học tái sinh.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ngẫu nhiên phát hiện tế bào Muse có hàm chứa protein “SSEA-3” trong tổ chức da và xương tủy của người trưởng thành.
Sau đó, các nhà khoa học đã đưa vào tế bào da một loại enzyme đặc biệt, khiến cho các tế bào khác đều tử vong, và chỉ còn lại duy nhất tế bào Muse tiếp tục sinh trưởng. Điều này đã gây sự chú ý của các nhà khoa học.
Sau khi tiến hành nuôi cấy tế bào Muse, các nhà khoa học phát hiện, chúng có thể phát triển thành các tổ chức như thần kinh, cơ bắp, cơ xương, gan. Khi cấy ghép vào trong da và gan của chuột thí nghiệm, tế bào này đã kết hợp với các bộ phận bị ảnh hưởng và sinh trưởng thành tế bào giúp phát triển các tổ chức bị tổn thương.
Do khi nuôi cấy tế bào gốc Muse không cần phải cấy gen như khi nuôi cấy tế bào iPS. Vì vậy các nhà khoa học cho rằng, tính an toàn của tế bào gốc này rất cao./.
Tế bào gốc mới này được đặt tên là Muse, được nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đứng đầu là giáo sư Fujiyoshi Yoshizawa thuộc Đại học Kyoto và giáo sư Chuzezhenli thuộc Đại học Northeastern phát hiện.
Do là tế bào tự nhiên, vì thế tế bào Muse không dễ bị ung thư, an toàn hơn so với tế bào gốc đa chức năng (tế bào iPS). Thành quả này là một bước tiến mới trong lĩnh vực y học tái sinh.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ngẫu nhiên phát hiện tế bào Muse có hàm chứa protein “SSEA-3” trong tổ chức da và xương tủy của người trưởng thành.
Sau đó, các nhà khoa học đã đưa vào tế bào da một loại enzyme đặc biệt, khiến cho các tế bào khác đều tử vong, và chỉ còn lại duy nhất tế bào Muse tiếp tục sinh trưởng. Điều này đã gây sự chú ý của các nhà khoa học.
Sau khi tiến hành nuôi cấy tế bào Muse, các nhà khoa học phát hiện, chúng có thể phát triển thành các tổ chức như thần kinh, cơ bắp, cơ xương, gan. Khi cấy ghép vào trong da và gan của chuột thí nghiệm, tế bào này đã kết hợp với các bộ phận bị ảnh hưởng và sinh trưởng thành tế bào giúp phát triển các tổ chức bị tổn thương.
Do khi nuôi cấy tế bào gốc Muse không cần phải cấy gen như khi nuôi cấy tế bào iPS. Vì vậy các nhà khoa học cho rằng, tính an toàn của tế bào gốc này rất cao./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)