Ngày 25/10, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ bảo tồn Tê giác Quốc tế khẳng định, tê giác một sừng - loài động vật quý hiếm nhất trên thế giới-đã tuyệt chủng tại Việt Nam.
Thảm kịch của tê giác
Khi báo tin này, ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF đã không giấu nổi nỗi buồn. Giống tê giác một sừng được coi là bị tuyệt chủng tại đất liền châu Á, cho đến khi người ta phát hiện ra một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên (Đồng Nai).
Năm 2009 WWF cùng đội ngũ kiểm lâm sử dụng 2 chú chó nghiệp vụ được mang từ Mỹ về Việt Nam để tìm kiếm tê giác một sừng (thể hiện qua mẫu phân).
Ngay sau khi kết thúc khảo sát, vào cuối tháng 4/2010, người dân đi rừng đã phát hiện xác của tê giác một sừng đang phân hủy. Khi đến nơi, lực lượng kiểm lâm đã thu được gần như toàn bộ xương của tê giác nặng 52,5kg, còn chiếc sừng đã bị biến mất.
Qua xem xét bộ xương, các chuyên gia của WWF xác định cá thể tê giác quý hiếm này đã bị bắn. Họ cũng xác định những vết cắt không tự nhiên ở vị trí sừng trên sọ và một mảng lớn xương hàm trên của tê giác bị lấy đi cùng chiếc sừng.
Đáng buồn hơn nữa, kết quả phân tích 22 mẫu phân do nhóm khảo sát thu thập được từ 2009-2010 chỉ ra rằng, tất cả mẫu này đều của con tê giác đã chết.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh (Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam) nói, ông thực sự lấy làm buồn khi nghe tin dữ. Tê giác một sừng là động vật rất cổ.
Trước kia, Việt Nam có 2 loại tê giác là một sừng và 2 sừng. Thế nhưng, tê giác hai sừng đã bị bắn hạ vào năm 1904 ở Khánh Hòa, giờ đến lượt con tê giác còn lại cũng không còn…
Vị giáo sư đầu ngành về động vật học cho rằng, chính việc săn bắn trái phép đã dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác. “Người ta cho rằng sừng tê giác có hiệu quả chữa bệnh nên được bán rất đắt và người ta đã săn lùng ráo riết, nhưng y học chưa chứng minh điều ấy,” ông phân trần.
Nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt
Theo ông Nick Cox, cho dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn là chưa đủ để bảo vệ các loài động vật quý hiếm. Thực tế, một số loài rất quý hiếm ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như saola, voọc mũi hếch, voi, hổ… (hổ đã tuyệt chủng về mặt sinh thái khi không có bằng chứng về mặt sinh sản).
Hiện việc thực thi luật pháp chưa được triệt để, tình trạng săn trộm với các trang bị như chó săn, súng, bẫy… còn diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng, làm thu hẹp môi trường sống của động vật cũng là một trong những lý do dẫn đến sự đa dạng loài bị thu hẹp. Và, “nếu tình trạng này không được cải thiện, nhiều loài nữa tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng,” ông Nick Cox nói.
Ông Huỳnh thì cho hay, động vật càng được liệt vào dạng quý hiếm thì càng có giá trị cao. Bởi vậy, động vật hoang dã ngày càng giảm nhưng lực lượng săn bắn thì ngày lại càng nhiều.
Thẳng thắn thừa nhận, ông Trần Văn Thành (Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên) nói “việc xâm nhập của người dân vào vườn là hàng ngày, hàng giờ.”
Tính trung bình mỗi năm, lực lượng kiểm lâm ở đây đã bắt được 500 vụ. Nếu chỉ tính đến 9/2011, đã có 250 vụ xâm phạm được phát hiện, song mới chỉ có 3 vụ đưa ra khởi tố (trong đó có 1 vụ là săn voọc chà vá quý hiếm).
“Có năm, chúng tôi thu được 25.000 cái bẫy, 2 khẩu súng săn. Trong đó, có đến 20% là bẫy thú lớn,” ông Thành cho biết.
Từ đó, ông Nick Cox khuyến nghị, Việt Nam cần phải ngăn chặn việc săn bắn và buôn bán động vật hoang dã. Các khu bảo tồn cần có nhiều kiểm lâm hơn và được đào tạo, giám sát tốt hơn nữa cũng như phải hành động dựa trên thông tin đã có, tránh ngồi một chỗ chỉ vì thiếu thông tin về loài…
Ở góc độ khác, ông Huỳnh cho rằng cần phải nâng cao ý thức cộng đồng, bởi người dân mới chính là lực lượng bảo tồn tốt nhất. Các cấp, ngành, cần phải xắn tay giúp dân sống bằng rừng-tức là hướng dẫn người dân phương pháp khai thác hợp lý, hoặc trích gạo, tiền để giúp họ bảo vệ rừng.
Ngoài việc tuyên truyền, chúng ta cần áp dụng chế tài nặng cho những kẻ buôn bán động vật hoang dã. Theo đó, không nên phạt hành chính thông thường mà phải tịch thu tang vật, phương tiện và cần phạt nặng, thậm chí phải đưa ra truy tố hình sự để răn đe kẻ khác.
“Luật cần kiên quyết hơn để động vật hoang dã không bị tuyệt chủng như loài tê giác một sừng. Đừng để thế hệ sau này chỉ tìm thấy động vật hoang dã qua sách vở,” ông Huỳnh chốt lại./.
Thảm kịch của tê giác
Khi báo tin này, ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF đã không giấu nổi nỗi buồn. Giống tê giác một sừng được coi là bị tuyệt chủng tại đất liền châu Á, cho đến khi người ta phát hiện ra một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên (Đồng Nai).
Năm 2009 WWF cùng đội ngũ kiểm lâm sử dụng 2 chú chó nghiệp vụ được mang từ Mỹ về Việt Nam để tìm kiếm tê giác một sừng (thể hiện qua mẫu phân).
Ngay sau khi kết thúc khảo sát, vào cuối tháng 4/2010, người dân đi rừng đã phát hiện xác của tê giác một sừng đang phân hủy. Khi đến nơi, lực lượng kiểm lâm đã thu được gần như toàn bộ xương của tê giác nặng 52,5kg, còn chiếc sừng đã bị biến mất.
Qua xem xét bộ xương, các chuyên gia của WWF xác định cá thể tê giác quý hiếm này đã bị bắn. Họ cũng xác định những vết cắt không tự nhiên ở vị trí sừng trên sọ và một mảng lớn xương hàm trên của tê giác bị lấy đi cùng chiếc sừng.
Đáng buồn hơn nữa, kết quả phân tích 22 mẫu phân do nhóm khảo sát thu thập được từ 2009-2010 chỉ ra rằng, tất cả mẫu này đều của con tê giác đã chết.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh (Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam) nói, ông thực sự lấy làm buồn khi nghe tin dữ. Tê giác một sừng là động vật rất cổ.
Trước kia, Việt Nam có 2 loại tê giác là một sừng và 2 sừng. Thế nhưng, tê giác hai sừng đã bị bắn hạ vào năm 1904 ở Khánh Hòa, giờ đến lượt con tê giác còn lại cũng không còn…
Vị giáo sư đầu ngành về động vật học cho rằng, chính việc săn bắn trái phép đã dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác. “Người ta cho rằng sừng tê giác có hiệu quả chữa bệnh nên được bán rất đắt và người ta đã săn lùng ráo riết, nhưng y học chưa chứng minh điều ấy,” ông phân trần.
Nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt
Theo ông Nick Cox, cho dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn là chưa đủ để bảo vệ các loài động vật quý hiếm. Thực tế, một số loài rất quý hiếm ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như saola, voọc mũi hếch, voi, hổ… (hổ đã tuyệt chủng về mặt sinh thái khi không có bằng chứng về mặt sinh sản).
Hiện việc thực thi luật pháp chưa được triệt để, tình trạng săn trộm với các trang bị như chó săn, súng, bẫy… còn diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng, làm thu hẹp môi trường sống của động vật cũng là một trong những lý do dẫn đến sự đa dạng loài bị thu hẹp. Và, “nếu tình trạng này không được cải thiện, nhiều loài nữa tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng,” ông Nick Cox nói.
Ông Huỳnh thì cho hay, động vật càng được liệt vào dạng quý hiếm thì càng có giá trị cao. Bởi vậy, động vật hoang dã ngày càng giảm nhưng lực lượng săn bắn thì ngày lại càng nhiều.
Thẳng thắn thừa nhận, ông Trần Văn Thành (Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên) nói “việc xâm nhập của người dân vào vườn là hàng ngày, hàng giờ.”
Tính trung bình mỗi năm, lực lượng kiểm lâm ở đây đã bắt được 500 vụ. Nếu chỉ tính đến 9/2011, đã có 250 vụ xâm phạm được phát hiện, song mới chỉ có 3 vụ đưa ra khởi tố (trong đó có 1 vụ là săn voọc chà vá quý hiếm).
“Có năm, chúng tôi thu được 25.000 cái bẫy, 2 khẩu súng săn. Trong đó, có đến 20% là bẫy thú lớn,” ông Thành cho biết.
Từ đó, ông Nick Cox khuyến nghị, Việt Nam cần phải ngăn chặn việc săn bắn và buôn bán động vật hoang dã. Các khu bảo tồn cần có nhiều kiểm lâm hơn và được đào tạo, giám sát tốt hơn nữa cũng như phải hành động dựa trên thông tin đã có, tránh ngồi một chỗ chỉ vì thiếu thông tin về loài…
Ở góc độ khác, ông Huỳnh cho rằng cần phải nâng cao ý thức cộng đồng, bởi người dân mới chính là lực lượng bảo tồn tốt nhất. Các cấp, ngành, cần phải xắn tay giúp dân sống bằng rừng-tức là hướng dẫn người dân phương pháp khai thác hợp lý, hoặc trích gạo, tiền để giúp họ bảo vệ rừng.
Ngoài việc tuyên truyền, chúng ta cần áp dụng chế tài nặng cho những kẻ buôn bán động vật hoang dã. Theo đó, không nên phạt hành chính thông thường mà phải tịch thu tang vật, phương tiện và cần phạt nặng, thậm chí phải đưa ra truy tố hình sự để răn đe kẻ khác.
“Luật cần kiên quyết hơn để động vật hoang dã không bị tuyệt chủng như loài tê giác một sừng. Đừng để thế hệ sau này chỉ tìm thấy động vật hoang dã qua sách vở,” ông Huỳnh chốt lại./.
Với sự tuyệt chủng của tê giác một sừng ở Việt Nam, trên thế giới chỉ còn lại quần thể tê giác một sừng duy nhất tại vườn quốc gia nhỏ của Indonesia với số lượng chưa đến 50 cá thể. |
Trung Hiền (Vietnam+)