Ngày 27/12, các công tố viên Thái Lan đã buộc tội sáu lãnh đạo chủ chốt của Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD), hay còn gọi là phe "áo vàng," cầm đầu phong trào biểu tình chống chính phủ hồi năm 2008, gây ra bất ổn chính trị và tình trạng chia rẽ sâu sắc kéo dài cho đến nay ở Thái Lan.
Trong số các nhân vật bị kết tội có ông trùm truyền thông Sondhi Limthongkul và cựu Thị trưởng Bangkok Chamlong Srimuang.
Cáo trạng đối với các nhân vật trên chia thành hai vụ việc riêng rẽ. Theo đó, các bị cáo đối mặt với mức án có thể lên đến 5 năm tù giam do vụ người biểu tình tấn công khu Văn phòng Chính phủ và chiếm giữ trong nhiều tuần lễ hồi tháng 8/2008 và bảy năm tù giam do vụ phong tỏa tòa nhà Quốc hội vào tháng 10 cùng năm.
Đụng độ trong cuộc biểu tình tại tòa nhà Quốc hội này đã khiến hàng trăm người bị thương. Ngoài ra, các lãnh đạo PAD cũng cầm đầu người biểu tình chiếm giữ hai sân bay tại thủ đô Bangkok, nhưng chưa bị luận tội.
Tòa án Hình sự Thái Lan đã cho phép tất cả những nhân vật bị buộc tội nói trên được tại ngoại với mức bảo lãnh trong hai vụ việc lần lượt là 5.000 USD và 6.700 USD. Ngoài ra, 14 lãnh đạo khác của PAD cũng sẽ bị luận tội vào ngày 22/1 tới.
Đây là cáo trạng đầu tiên buộc tội các nhà lãnh đạo chủ chốt của phe áo vàng, lực lượng đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình lớn phản đối các chính phủ mà họ cáo buộc là đồng minh của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Các cuộc biểu tình biến thành xung đột khi đó đã khiến hai người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Sau cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin, rối loạn chính trị tiếp diễn tại Thái Lan cho đến khi đảng Dân chủ ủng hộ phe áo vàng thành lập một chính phủ vào tháng 12/2008 mà không qua bầu cử. Động thái này dẫn tới làn sóng biểu tình rầm rộ của lực lượng
Áo đỏ ủng hộ ông Thaksin. Đụng độ giữa những người biểu tình áo đỏ và lực lượng an ninh vào tháng 4/2010 đã làm nhiều người thiệt mạng. Bế tắc chính trị được phá vỡ khi đảng Puea Thai của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 7/2011 và bà Yingluck trở thành Thủ tướng./.
Trong số các nhân vật bị kết tội có ông trùm truyền thông Sondhi Limthongkul và cựu Thị trưởng Bangkok Chamlong Srimuang.
Cáo trạng đối với các nhân vật trên chia thành hai vụ việc riêng rẽ. Theo đó, các bị cáo đối mặt với mức án có thể lên đến 5 năm tù giam do vụ người biểu tình tấn công khu Văn phòng Chính phủ và chiếm giữ trong nhiều tuần lễ hồi tháng 8/2008 và bảy năm tù giam do vụ phong tỏa tòa nhà Quốc hội vào tháng 10 cùng năm.
Đụng độ trong cuộc biểu tình tại tòa nhà Quốc hội này đã khiến hàng trăm người bị thương. Ngoài ra, các lãnh đạo PAD cũng cầm đầu người biểu tình chiếm giữ hai sân bay tại thủ đô Bangkok, nhưng chưa bị luận tội.
Tòa án Hình sự Thái Lan đã cho phép tất cả những nhân vật bị buộc tội nói trên được tại ngoại với mức bảo lãnh trong hai vụ việc lần lượt là 5.000 USD và 6.700 USD. Ngoài ra, 14 lãnh đạo khác của PAD cũng sẽ bị luận tội vào ngày 22/1 tới.
Đây là cáo trạng đầu tiên buộc tội các nhà lãnh đạo chủ chốt của phe áo vàng, lực lượng đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình lớn phản đối các chính phủ mà họ cáo buộc là đồng minh của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Các cuộc biểu tình biến thành xung đột khi đó đã khiến hai người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Sau cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin, rối loạn chính trị tiếp diễn tại Thái Lan cho đến khi đảng Dân chủ ủng hộ phe áo vàng thành lập một chính phủ vào tháng 12/2008 mà không qua bầu cử. Động thái này dẫn tới làn sóng biểu tình rầm rộ của lực lượng
Áo đỏ ủng hộ ông Thaksin. Đụng độ giữa những người biểu tình áo đỏ và lực lượng an ninh vào tháng 4/2010 đã làm nhiều người thiệt mạng. Bế tắc chính trị được phá vỡ khi đảng Puea Thai của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 7/2011 và bà Yingluck trở thành Thủ tướng./.
(TTXVN)