Bộ trưởng Tài chính Indonesia Agus Martowardojo vừa tỏ ý lo ngại về việc nước này thâm hụt thương mại 641 triệu USD trong tháng Năm, một sự đảo ngược từ mức thặng dư 1,7 tỷ USD trong tháng trước đó, đồng thời cảnh báo rằng tình trạng này nếu tiếp tục sẽ đe dọa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5-6,7% của Indonesia năm 2012.
Theo các cơ quan nghiên cứu và dự báo của Indonesia, nếu tình trạng thâm hụt thương mại không được cải thiện thì năm 2012 đất nước “Vạn đảo” sẽ chỉ đạt thặng dư thương mại khoảng 5 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 26 tỷ USD năm 2011.
Bộ trưởng Agus Martowardojo cho rằng các nhân tố bất lợi từ bên ngoài (như tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khó khăn của kinh tế Mỹ, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trì trệ), cùng các nhân tố bên trong (như việc điều chỉnh chiến lược phát triển của chính phủ hướng tới xây dựng một nần kinh tế xanh, hạn chế từng bước và tiến tới cấm xuất khẩu tài nguyên thô và nhập khẩu gia tăng khi các Hiệp định thương mại tự do được triển khai) đã khiến triển vọng xuất khẩu trở nên ảm đạm hơn và việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng khó khăn hơn.
Ông Agus Martowardojo nhấn mạnh cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi Indonesia phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên các thị trường, cả trong nước lẫn quốc tế. Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Gita Wirjawan cũng chia sẻ quan điểm này.
Còn Bộ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia, Hatta Rajasa thừa nhận những khó khăn hiện tại, song tin tưởng Indonesia sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012, do nước này đã giảm được sự phụ thuộc vào xuất khẩu, và chuyển hướng tăng cường thu hút đầu tư - đã đạt mức tăng 12% trong quý 1 năm 2012.
Ngoài ra, ông cho biết Chính phủ Indonesia đã có kế hoạch đưa ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế trị giá 25.000 tỷ rupiah (2,65 tỷ USD) đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; tích cực áp dụng các biện pháp được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép như áp thuế chống bán phá giá; khuyến khích sức mua đang gia tăng mạnh mẽ của người dân, nhất là tầng lớp trung lưu, đặc biệt là với các mặt hàng sản xuất trong nước./.
Theo các cơ quan nghiên cứu và dự báo của Indonesia, nếu tình trạng thâm hụt thương mại không được cải thiện thì năm 2012 đất nước “Vạn đảo” sẽ chỉ đạt thặng dư thương mại khoảng 5 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 26 tỷ USD năm 2011.
Bộ trưởng Agus Martowardojo cho rằng các nhân tố bất lợi từ bên ngoài (như tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khó khăn của kinh tế Mỹ, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trì trệ), cùng các nhân tố bên trong (như việc điều chỉnh chiến lược phát triển của chính phủ hướng tới xây dựng một nần kinh tế xanh, hạn chế từng bước và tiến tới cấm xuất khẩu tài nguyên thô và nhập khẩu gia tăng khi các Hiệp định thương mại tự do được triển khai) đã khiến triển vọng xuất khẩu trở nên ảm đạm hơn và việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng khó khăn hơn.
Ông Agus Martowardojo nhấn mạnh cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi Indonesia phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên các thị trường, cả trong nước lẫn quốc tế. Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Gita Wirjawan cũng chia sẻ quan điểm này.
Còn Bộ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia, Hatta Rajasa thừa nhận những khó khăn hiện tại, song tin tưởng Indonesia sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012, do nước này đã giảm được sự phụ thuộc vào xuất khẩu, và chuyển hướng tăng cường thu hút đầu tư - đã đạt mức tăng 12% trong quý 1 năm 2012.
Ngoài ra, ông cho biết Chính phủ Indonesia đã có kế hoạch đưa ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế trị giá 25.000 tỷ rupiah (2,65 tỷ USD) đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; tích cực áp dụng các biện pháp được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép như áp thuế chống bán phá giá; khuyến khích sức mua đang gia tăng mạnh mẽ của người dân, nhất là tầng lớp trung lưu, đặc biệt là với các mặt hàng sản xuất trong nước./.
Việt Tú (TTXVN)