“Mốc số 0 nằm trên đỉnh núi Khoan La San cao 1.862,26m so với mực nước biển thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, là điểm cực Tây của Tổ quốc, nơi phân định ranh giới ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc, nơi “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe.”
Đây là điểm khởi đầu để xác định đường biên, phân định rõ ranh giới của ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc. Đối với mỗi chiến sỹ biên phòng hay bất cứ người dân Việt Nam nào, khi đặt chân lên đỉnh Khoan La San, được chạm tay tới mốc 0 là một lần trọn vẹn “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc.
Hành trình chinh phục đỉnh Khoan La San
Vượt hàng trăm km từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi vào đến Sín Thầu cũng là lúc trời đã nhá nhem.
Đêm nghỉ chân tại bản Pờ Nhù Khồ (tiếng bản địa có nghĩa là Con trâu trắng) của người dân tộc Hà Nhì, một trong 6 bản của xã Sín Thầu, chúng tôi được trưởng bản Khoàng Á Phèn kể về hành trình hơn 40 năm người Hà Nhì đặt chân lên vùng đất biên cương cực Tây đất nước, ngược xuôi các dòng suối tìm đất trồng lúa nước và lập nên hai bản Tả-Kho-Khừ và A-Pa-Chải… Đêm biên cương tĩnh mịch, nhưng các thành viên trong đoàn chúng tôi không thể chìm sâu vào giấc ngủ.
Lời “gợi mở” về địa danh mốc số 0 của Thượng úy Hà Việt Hùng, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn biên phòng A Pa Chải“… khi đặt chân lên đỉnh Khoan La San, được sờ tay tới mốc số 0, các bạn mới “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc” như thôi thúc chúng tôi ngày mai phải “xé” dãy Pu Đen Đinh, chinh phục đỉnh Khoan La San, nơi có mốc số 0 kỳ vĩ, đẹp bậc nhất, nhì trong các mốc biên giới của Đông Dương ngự trị.
Khi những dải mây trắng còn ôm ấp, trườn mình trên những dãy núi trùng điệp, chúng tôi đã có mặt đông đủ tại Đồn Biên phòng A Pa Chải để lên đường. Đoàn chúng tôi hơn chục thành viên, gồm cánh phóng viên, nhà báo trẻ; các chiến sĩ đồn Biên phòng A Pa Chải và 3 hơnhí (em gái) người Hà Nhì. Hoàn tất khâu chuẩn bị, kiểm tra hành lý, đồ đạc, quân trang và lương thực (muối vừng và cơm nắm nấu bằng gạo chí chuổm có sắc tím), Trưởng đoàn, Thượng úy Hà Việt Hùng khởi lệnh “lên đường.”
Xe chúng tôi chênh vênh qua nhiều km núi đồi trên con đường hướng ra lối mở A Pa Chải, thông thương với nước Trung Quốc. Rời bản Tá Miếu gần chục phút, chúng tôi rẽ trái vào con đường đất rộng, nhằm hướng mốc số 0 di chuyển. Chưa đầy 2km sau, chúng tôi phải rời xe ôtô, tiếp tục cuộc hành trình bằng phương thức “độc bộ.” Con đường đất nhão nhoét do những trận mưa đêm, sương rơi, đưa chúng tôi lên cao dần, cao dần. Ở những khoảng trống, khi phóng tầm mắt ra xa, các bản Tả Khó Khừ, Tá Miếu, Lỳ Mà Tá... của người Hà Nhì dưới núi mờ nhòa, quần tụ như những chiếc bát úp đặt cạnh nhau; những nương lúa xanh mướt nối tiếp nhau trườn mình trên sườn núi.
Khi mặt trời dịch chuyển dần lên đỉnh đầu, hành trình của chúng tôi càng vất vả hơn khi đích mốc số 0 nằm trong “vùng rừng lạnh” cách chúng tôi 3 đỉnh núi cao, 2 vùng “yên ngựa” với những trảng cỏ, lau lách phủ kín đầu sẵn sàng cứa vào tay, chân rớm máu; những km phải luồn mình dưới đại ngàn thâm u, ẩm ướt với vô số tảng đá sắc lẹm áng ngữ lối đi.
Khó khăn nhất của chặng cuối hành trình này, ngoài việc vượt qua được những vách đá, núi dựng ngược khi chân tay đã rã rời, chúng tôi còn phải dũng cảm “kiêm” thêm một công việc là “càn quét” lũ vắt, đỉa đang vươn mình tua tủa trên lối đi mà mùi mồ hôi, hơi thở của chúng tôi đã “phủ dụ”, khiêu khích chúng xuất hiện.
Đội hình di chuyển của chúng tôi đã chia làm 2 nhóm: Các binh nhất, binh nhì Lò Văn Lợi, Sùng A Sình, Sùng A Phử có nhiệm vụ tiên phong mở đường cho đoàn; dẫn dắt, bảo đảm sự an toàn cho 3 “hơ nhí” người Hà Nhì là Lỳ Go Mé (22 tuổi), Lỳ Phù De (19 tuổi) - là chị em ruột và Pờ Khừ Dê (học sinh lớp 7). Còn lại chúng tôi theo chân Thượng úy Hà Việt Hùng tiếp tục cuộc hành trình.
Dọc đường leo dốc trơn, luồn đại ngàn thâm u, cơn khát, cơn đói của chúng tôi được khỏa lấp bởi những chai nước suối, những đùm cơm được Sình, Phử, Lợi ý tứ đặt lại trên những tảng đá. Tuy nhiên, việc bị ngã, phải bò sấp để thắng nổi những đoạn dốc trơn trượt thì không ai có thể làm thay ai. Quần áo chúng tôi ướt sũng, miệng thở hộc tốc dù đã đều đặn ôm cây nghỉ dọc đường.
Vất vả là thế, nhưng đổi lại, thiên nhiên cũng bù đắp cho chúng tôi được mãn nguyện chứng kiến cảnh rừng già tuyệt đẹp: Mây mù như từ thời thượng cổ giăng mắc, bủa vây bốn bề; những cây cổ thụ khổng lồ, rêu mốc, lan rừng, cây ký sinh bám dày từ gốc lên ngọn, từ thân sang cành, sang nhánh. Kỳ hoa dị thảo với những sắc màu sặc sỡ, hình thù lạ mắt cũng xuất hiện trên đường chúng tôi đi.
Sau gần 4 giờ đồng hồ, chúng tôi đã được tận hưởng cảm giác trọn vẹn một lần “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc, trong niềm vui vỡ òa khi tận tay sờ được mốc số 0 “3 cạnh” trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ.
“Tâm nguyện” bên mốc số 0
Sau “nghi thức” chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ đồn Biên phòng A Pa Chải, chúng tôi ai nấy tha hồ chụp ảnh, chạm tay lên mốc, lên Quốc huy của quốc gia mình mà không biết chán. Sự mệt mỏi trong mỗi người cũng đã tiêu tan.
Thượng úy Hà Việt Hùng cho chúng tôi biết: “Đồn 317 A Pa Chải có nhiệm vụ quản lý 36km đường biên giới với 18km giáp Lào gồm 7 mốc; 18 km giáp Trung Quốc từ mốc 1 đến mốc 7 và chân mốc 0. Đây là mốc đại, làm bằng đá hoa cương, có chiều cao 2m, hình khối tam giác đặt trên trụ hình lục lăng với ba mặt quay về hướng ba quốc gia Việt Nam-Lào-Trung Quốc. Trên mỗi mặt có hình Quốc huy của quốc gia đó, tên quốc gia bằng chữ viết riêng và năm đặt cột mốc - năm 2005.”
Thượng úy Hà cho biết thêm: Trong số 15 mốc mà Đồn có nhiệm vụ quản lý thì chặng đường tuần tra mốc số 0 là hành trình có phần đỡ vất vả hơn. Bởi theo anh, có những mốc như mốc A2 trên biên giới Việt Nam-Lào, các chiến sỹ của đồn phải mất thời gian 3 ngày 2 đêm mới hoàn thành chuyến tuần tra. Đường tuần tra có những lúc phải bám dây leo, đu mình trên vách đá. Chưa kể những chuyến gặp mưa to, lũ lớn, đường tuần tra bị cắt đứt thì phải mất hàng tuần, nửa tháng cắt rừng các chiến sĩ mới về được đơn vị.
Chưa dứt khỏi sự ngạc nhiên, khâm phục tinh thần của các chiến sỹ đồn biên phòng A Pa Chải trước những vất vả trên con đường thực hiện nhiệm vụ, một trận cười bỗng vỡ òa trước “hành động” của binh nhì Sùng A Sình, người dân tộc Mông ở bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Sình đi quanh mốc số 0 trong khi tay đang cầm điện thoại gọi cho bạn: “Alo, bạn của tôi à. Tôi đang ở Lào đây… Không, không phải nữa rồi, tôi đang ở Trung Quốc… Thật mà, giờ tôi đã về đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta rồi… Ừ, ừ…” Hòa chung trận cười của chúng tôi, Sình cũng nở nụ cười lém lỉnh, vô tư đầy chất lính.
Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, Sình về Đồn A Pa Chải công tác đã hơn một năm, bàn chân Sình đã đi đến nhiều mốc trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, lần lên mốc số 0 này của Sình là lần thứ 93, bằng đúng 2 số cuối năm sinh của Sình. Như sợ chúng tôi không tin về lời mình vừa nói, Sình tiếp: “Mỗi năm, có nhiều đoàn lên mốc 0 lắm, không nhớ được, nhưng người có độ tuổi lớn nhất chinh phục mốc số 0 là ông già trên 70 tuổi, ở tận miền Nam. Người ít tuổi nhất là con trai 4 tuổi của Đại úy Hoàng Kim Thành, Chính trị viên phó của Đồn 317.”
Lý do Sình giải thích đi nhiều, không sợ mệt bởi “7 tuổi em đã biết leo núi, đi nương phụ giúp gia đình làm ra hạt lúa, bắp ngô rồi, nên đi mốc không mệt nữa đâu mà. Vào biên phòng, cứ mỗi lần đi mốc là một lần em thử thách mình có đủ sức khỏe, ý chí để làm người lính hay không. Mỗi lần lên mốc, em thấy vui lắm.”
Binh nhất Lò Văn Lợi, 19 tuổi, ở Bản Mới, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ẳng, lần đầu tiên lên mốc số 0 cho biết: “Mặc dù đường dài, khó đi, nhưng em cảm thấy rất vinh dự và thiêng liêng khi lên đến mốc số 0. Là một người lính biên phòng, em hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện để khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc mình."
Lỳ Go Mé, vừa tốt nghiệp Trường cao đẳng sư phạm Điện Biên tâm sự: Bản Tá Miếu của người Hà Nhì chúng em được tách từ bản A Pa Chải năm 2002. Nay bản có 31 hộ, 162 người . Hơn 100 mùa trăng rồi, người Hà Nhì trong bản em đã có những đổi thay lớn, không còn lo đói nghèo, thiếu ăn như những năm trước đây nữa. Để đóng góp sức mình cho bản, cho đồng bào dân tộc Hà Nhì mình, em sẽ ở lại chính quê hương dạy học cho các em nhỏ của bản, của xã Sín Thầu anh ạ.
Tạm biệt mốc số 0, rời xa mảnh đất biên viễn Sín Thầu với biết bao bịn rịn, xao xuyến, nhưng lòng chúng tôi ấm lại vì biết rằng linh hồn, hình hài sông núi của Tổ quốc đã có các anh - những chiến sĩ biên phòng ngày đêm canh giữ; ở tận cùng nơi hiểm yếu biên cương vẫn sáng tình đất nước./.
Đây là điểm khởi đầu để xác định đường biên, phân định rõ ranh giới của ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc. Đối với mỗi chiến sỹ biên phòng hay bất cứ người dân Việt Nam nào, khi đặt chân lên đỉnh Khoan La San, được chạm tay tới mốc 0 là một lần trọn vẹn “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc.
Hành trình chinh phục đỉnh Khoan La San
Vượt hàng trăm km từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi vào đến Sín Thầu cũng là lúc trời đã nhá nhem.
Đêm nghỉ chân tại bản Pờ Nhù Khồ (tiếng bản địa có nghĩa là Con trâu trắng) của người dân tộc Hà Nhì, một trong 6 bản của xã Sín Thầu, chúng tôi được trưởng bản Khoàng Á Phèn kể về hành trình hơn 40 năm người Hà Nhì đặt chân lên vùng đất biên cương cực Tây đất nước, ngược xuôi các dòng suối tìm đất trồng lúa nước và lập nên hai bản Tả-Kho-Khừ và A-Pa-Chải… Đêm biên cương tĩnh mịch, nhưng các thành viên trong đoàn chúng tôi không thể chìm sâu vào giấc ngủ.
Lời “gợi mở” về địa danh mốc số 0 của Thượng úy Hà Việt Hùng, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn biên phòng A Pa Chải“… khi đặt chân lên đỉnh Khoan La San, được sờ tay tới mốc số 0, các bạn mới “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc” như thôi thúc chúng tôi ngày mai phải “xé” dãy Pu Đen Đinh, chinh phục đỉnh Khoan La San, nơi có mốc số 0 kỳ vĩ, đẹp bậc nhất, nhì trong các mốc biên giới của Đông Dương ngự trị.
Khi những dải mây trắng còn ôm ấp, trườn mình trên những dãy núi trùng điệp, chúng tôi đã có mặt đông đủ tại Đồn Biên phòng A Pa Chải để lên đường. Đoàn chúng tôi hơn chục thành viên, gồm cánh phóng viên, nhà báo trẻ; các chiến sĩ đồn Biên phòng A Pa Chải và 3 hơnhí (em gái) người Hà Nhì. Hoàn tất khâu chuẩn bị, kiểm tra hành lý, đồ đạc, quân trang và lương thực (muối vừng và cơm nắm nấu bằng gạo chí chuổm có sắc tím), Trưởng đoàn, Thượng úy Hà Việt Hùng khởi lệnh “lên đường.”
Xe chúng tôi chênh vênh qua nhiều km núi đồi trên con đường hướng ra lối mở A Pa Chải, thông thương với nước Trung Quốc. Rời bản Tá Miếu gần chục phút, chúng tôi rẽ trái vào con đường đất rộng, nhằm hướng mốc số 0 di chuyển. Chưa đầy 2km sau, chúng tôi phải rời xe ôtô, tiếp tục cuộc hành trình bằng phương thức “độc bộ.” Con đường đất nhão nhoét do những trận mưa đêm, sương rơi, đưa chúng tôi lên cao dần, cao dần. Ở những khoảng trống, khi phóng tầm mắt ra xa, các bản Tả Khó Khừ, Tá Miếu, Lỳ Mà Tá... của người Hà Nhì dưới núi mờ nhòa, quần tụ như những chiếc bát úp đặt cạnh nhau; những nương lúa xanh mướt nối tiếp nhau trườn mình trên sườn núi.
Khi mặt trời dịch chuyển dần lên đỉnh đầu, hành trình của chúng tôi càng vất vả hơn khi đích mốc số 0 nằm trong “vùng rừng lạnh” cách chúng tôi 3 đỉnh núi cao, 2 vùng “yên ngựa” với những trảng cỏ, lau lách phủ kín đầu sẵn sàng cứa vào tay, chân rớm máu; những km phải luồn mình dưới đại ngàn thâm u, ẩm ướt với vô số tảng đá sắc lẹm áng ngữ lối đi.
Khó khăn nhất của chặng cuối hành trình này, ngoài việc vượt qua được những vách đá, núi dựng ngược khi chân tay đã rã rời, chúng tôi còn phải dũng cảm “kiêm” thêm một công việc là “càn quét” lũ vắt, đỉa đang vươn mình tua tủa trên lối đi mà mùi mồ hôi, hơi thở của chúng tôi đã “phủ dụ”, khiêu khích chúng xuất hiện.
Đội hình di chuyển của chúng tôi đã chia làm 2 nhóm: Các binh nhất, binh nhì Lò Văn Lợi, Sùng A Sình, Sùng A Phử có nhiệm vụ tiên phong mở đường cho đoàn; dẫn dắt, bảo đảm sự an toàn cho 3 “hơ nhí” người Hà Nhì là Lỳ Go Mé (22 tuổi), Lỳ Phù De (19 tuổi) - là chị em ruột và Pờ Khừ Dê (học sinh lớp 7). Còn lại chúng tôi theo chân Thượng úy Hà Việt Hùng tiếp tục cuộc hành trình.
Dọc đường leo dốc trơn, luồn đại ngàn thâm u, cơn khát, cơn đói của chúng tôi được khỏa lấp bởi những chai nước suối, những đùm cơm được Sình, Phử, Lợi ý tứ đặt lại trên những tảng đá. Tuy nhiên, việc bị ngã, phải bò sấp để thắng nổi những đoạn dốc trơn trượt thì không ai có thể làm thay ai. Quần áo chúng tôi ướt sũng, miệng thở hộc tốc dù đã đều đặn ôm cây nghỉ dọc đường.
Vất vả là thế, nhưng đổi lại, thiên nhiên cũng bù đắp cho chúng tôi được mãn nguyện chứng kiến cảnh rừng già tuyệt đẹp: Mây mù như từ thời thượng cổ giăng mắc, bủa vây bốn bề; những cây cổ thụ khổng lồ, rêu mốc, lan rừng, cây ký sinh bám dày từ gốc lên ngọn, từ thân sang cành, sang nhánh. Kỳ hoa dị thảo với những sắc màu sặc sỡ, hình thù lạ mắt cũng xuất hiện trên đường chúng tôi đi.
Sau gần 4 giờ đồng hồ, chúng tôi đã được tận hưởng cảm giác trọn vẹn một lần “thấm” hết sự thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc, trong niềm vui vỡ òa khi tận tay sờ được mốc số 0 “3 cạnh” trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ.
“Tâm nguyện” bên mốc số 0
Sau “nghi thức” chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ đồn Biên phòng A Pa Chải, chúng tôi ai nấy tha hồ chụp ảnh, chạm tay lên mốc, lên Quốc huy của quốc gia mình mà không biết chán. Sự mệt mỏi trong mỗi người cũng đã tiêu tan.
Thượng úy Hà Việt Hùng cho chúng tôi biết: “Đồn 317 A Pa Chải có nhiệm vụ quản lý 36km đường biên giới với 18km giáp Lào gồm 7 mốc; 18 km giáp Trung Quốc từ mốc 1 đến mốc 7 và chân mốc 0. Đây là mốc đại, làm bằng đá hoa cương, có chiều cao 2m, hình khối tam giác đặt trên trụ hình lục lăng với ba mặt quay về hướng ba quốc gia Việt Nam-Lào-Trung Quốc. Trên mỗi mặt có hình Quốc huy của quốc gia đó, tên quốc gia bằng chữ viết riêng và năm đặt cột mốc - năm 2005.”
Thượng úy Hà cho biết thêm: Trong số 15 mốc mà Đồn có nhiệm vụ quản lý thì chặng đường tuần tra mốc số 0 là hành trình có phần đỡ vất vả hơn. Bởi theo anh, có những mốc như mốc A2 trên biên giới Việt Nam-Lào, các chiến sỹ của đồn phải mất thời gian 3 ngày 2 đêm mới hoàn thành chuyến tuần tra. Đường tuần tra có những lúc phải bám dây leo, đu mình trên vách đá. Chưa kể những chuyến gặp mưa to, lũ lớn, đường tuần tra bị cắt đứt thì phải mất hàng tuần, nửa tháng cắt rừng các chiến sĩ mới về được đơn vị.
Chưa dứt khỏi sự ngạc nhiên, khâm phục tinh thần của các chiến sỹ đồn biên phòng A Pa Chải trước những vất vả trên con đường thực hiện nhiệm vụ, một trận cười bỗng vỡ òa trước “hành động” của binh nhì Sùng A Sình, người dân tộc Mông ở bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Sình đi quanh mốc số 0 trong khi tay đang cầm điện thoại gọi cho bạn: “Alo, bạn của tôi à. Tôi đang ở Lào đây… Không, không phải nữa rồi, tôi đang ở Trung Quốc… Thật mà, giờ tôi đã về đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta rồi… Ừ, ừ…” Hòa chung trận cười của chúng tôi, Sình cũng nở nụ cười lém lỉnh, vô tư đầy chất lính.
Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, Sình về Đồn A Pa Chải công tác đã hơn một năm, bàn chân Sình đã đi đến nhiều mốc trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, lần lên mốc số 0 này của Sình là lần thứ 93, bằng đúng 2 số cuối năm sinh của Sình. Như sợ chúng tôi không tin về lời mình vừa nói, Sình tiếp: “Mỗi năm, có nhiều đoàn lên mốc 0 lắm, không nhớ được, nhưng người có độ tuổi lớn nhất chinh phục mốc số 0 là ông già trên 70 tuổi, ở tận miền Nam. Người ít tuổi nhất là con trai 4 tuổi của Đại úy Hoàng Kim Thành, Chính trị viên phó của Đồn 317.”
Lý do Sình giải thích đi nhiều, không sợ mệt bởi “7 tuổi em đã biết leo núi, đi nương phụ giúp gia đình làm ra hạt lúa, bắp ngô rồi, nên đi mốc không mệt nữa đâu mà. Vào biên phòng, cứ mỗi lần đi mốc là một lần em thử thách mình có đủ sức khỏe, ý chí để làm người lính hay không. Mỗi lần lên mốc, em thấy vui lắm.”
Binh nhất Lò Văn Lợi, 19 tuổi, ở Bản Mới, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ẳng, lần đầu tiên lên mốc số 0 cho biết: “Mặc dù đường dài, khó đi, nhưng em cảm thấy rất vinh dự và thiêng liêng khi lên đến mốc số 0. Là một người lính biên phòng, em hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện để khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc mình."
Lỳ Go Mé, vừa tốt nghiệp Trường cao đẳng sư phạm Điện Biên tâm sự: Bản Tá Miếu của người Hà Nhì chúng em được tách từ bản A Pa Chải năm 2002. Nay bản có 31 hộ, 162 người . Hơn 100 mùa trăng rồi, người Hà Nhì trong bản em đã có những đổi thay lớn, không còn lo đói nghèo, thiếu ăn như những năm trước đây nữa. Để đóng góp sức mình cho bản, cho đồng bào dân tộc Hà Nhì mình, em sẽ ở lại chính quê hương dạy học cho các em nhỏ của bản, của xã Sín Thầu anh ạ.
Tạm biệt mốc số 0, rời xa mảnh đất biên viễn Sín Thầu với biết bao bịn rịn, xao xuyến, nhưng lòng chúng tôi ấm lại vì biết rằng linh hồn, hình hài sông núi của Tổ quốc đã có các anh - những chiến sĩ biên phòng ngày đêm canh giữ; ở tận cùng nơi hiểm yếu biên cương vẫn sáng tình đất nước./.
Xuân Tiến (TTXVN)