Chuyên viên kinh tế Xuân Đảng, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng việc thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là linh hoạt, thận trọng.
Theo ông Đảng, những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng trở lại của kinh tế trong nước cũng như thế giới, càng về những tháng cuối năm, diễn biến thị trường tài chính-tiền tệ càng trở nên phức tạp, áp lực lạm phát trở lại đối với nền kinh tế ngày càng rõ nét.
Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, tăng lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm áp dụng từ 1/12/2009.
Bên cạnh đó, với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 (tăng 5,16%) và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% từ ngày 26/11/2009.
Ngân hàng Nhà nước cũng cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhằm bình ổn thị trường ngoại hối.
Các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống được Ngân hàng Nhà nước cam kết bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Những động thái này gây quan ngại cho một số nhà đầu tư trong nước. Họ cho rằng đây là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được thực thi trong năm 2010, do đó có thể ảnh hưởng hạn chế tốc độ tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu xét từ diễn biến thực tế trên thị trường thì việc thay đổi lãi suất cơ bản và tỷ giá cuối tháng 11 thực hiện đồng bộ cùng các biện pháp bình ổn tỷ giá và lãi suất thị trường là một giải pháp thận trọng cần thiết, xuất phát từ một số nguyên nhân.
Thứ nhất, với việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và thực hiện chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ làm cho mức tăng trưởng tín dụng tăng cao. Vì vậy, việc tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh tỷ giá là việc làm cần thiết để tác động vào mức tăng trưởng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động được vốn từ nền kinh tế và ngăn chặn ngay từ đầu trạng thái lạm phát cao có thể xảy ra khi nền kinh tế phục hồi.
Thứ hai, khi tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% trong chương trình hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đã đưa lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và người dân xuống 5-6%. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thay vì vay vốn bằng ngoại tệ.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng.
Do đó, gây áp lực về ngoại tệ đối với các ngân hàng cũng như đẩy tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên, tạo sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao dịch trong ngân hàng và tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do.
Thứ ba, trong 11 tháng năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn tăng cao hơn tốc độ huy động tiền gửi gây áp lực đến lãi suất của thị trường. Tính đến cuối tháng 11 tín dụng đối với nền kinh tế tăng 36,86% trong khi huy động vốn chỉ tăng 26,45% so với 31/12/2008. Do đó, việc nâng lãi suất cơ bản đã tạo ra sự ổn định, đưa lãi suất thị trường trở lại theo quy luật cung-cầu, tránh sức ép, tiêu cực cho hệ thống tài chính - ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ tư, thực tế cho thấy lạm phát của Việt Nam trong ba năm 2007, 2008, 2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của Mỹ chỉ bằng khoảng 20% cùng kỳ, nhưng tỷ giá chính thức USD/VND dường như thay đổi không đáng kể trong thời gian đó, khiến VND bị định giá cao trong tương quan tỷ giá với USD. Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất, đồng thời tăng tỷ giá của đồng USD lên gần tỷ giá thị trường và thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch ngoại hối từ ±5% xuống ±3% là hoàn toàn hợp lý.
Thứ năm, tính đến cuối tháng 11, Việt Nam nhập siêu khoảng hơn 10 tỷ USD, cùng với những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt thì đây là một con số tương đối cao trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế hiện nay.
Do đó, việc tăng lãi suất cơ bản và tăng tỷ giá sẽ làm tăng chi phí cho việc nhập khẩu. Qua đó giúp giảm bớt được tình trạng nhập khẩu, kích thích xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu cao và kích thích sản xuất-tiêu dùng hàng hóa trong nước.
Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp cùng với ảnh hưởng mạnh của việc thay đổi lãi suất và tỷ giá, dự đoán năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Điều này dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu vội vã mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Điều này lại càng làm trầm trọng hơn tình trạng mất cân đối cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Quyết định thay đổi các loại lãi suất cùng với tỷ giá đã đưa đến những phản ứng tích cực của thị trường, cụ thể là ngay sau khi mức lãi suất cơ bản mới có hiệu lực, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động lên mức cao (10,5 % sau đó giảm xuống 10,499 %). Lãi suất cho vay ở các kỳ hạn đều tăng trần lên mức 12%. Như vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã gần tiến gần tới lãi suất thực của thị trường.
Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 12/2009 ước tăng 0,87% so với mức tăng 3,57% của tháng 11 và mức tăng 2,04% của tháng 10.
Ngoài ra, sự điều chỉnh tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có hiệu quả, tác động ngay đến giá USD trên thị trường tự do.
Ngay trong ngày 25/11/2009, khi Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá, giá USD trên thị trường tự do đã giảm từ mức 19.750-19.800 buổi sáng xuống còn 19.500-19.700 vào buổi chiều. Sang ngày 26/11, tỷ giá tự do tiếp tục giảm còn 19.300-19.500 VND/USD.
Trước những quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước cũng như hiệu quả từ những quyết định này mang lại, cộng đồng quốc tế đã nhận định lạc quan về tình hình kinh tế sắp tới của Việt Nam.
Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của của IMF tại Việt Nam nói: “Tôi nghĩ rằng quyết định này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy họ đã quyết tâm ngăn chặn các rủi ro kinh tế vĩ mô mà họ đang phải đối mặt và tôi cho rằng quyết định này mang tính tích cực”.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: "Gần đây, Việt Nam đã công bố những biện pháp kinh tế vĩ mô quan trọng mà tất cả đều đúng hướng xét về mặt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều mà tất cả chúng ta đều cho là quan trọng để tiếp tục có được tăng trưởng. Thành công này được cộng đồng toàn cầu ghi nhận".
Như vậy, với quan điểm điều hành và những diễn biến trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước từ giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Việt Nam ra nhập WTO đến thời kỳ kinh tế suy giảm do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy nguyên tắc linh hoạt và thận trọng đã trở thành nguyên tắc quan trọng, thể hiện tính đúng đắn, kịp thời để ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bên cạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế còn phải kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô ổn định chính là tiền đề vững chắc cho tăng trưởng bền vững”./.
Theo ông Đảng, những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng trở lại của kinh tế trong nước cũng như thế giới, càng về những tháng cuối năm, diễn biến thị trường tài chính-tiền tệ càng trở nên phức tạp, áp lực lạm phát trở lại đối với nền kinh tế ngày càng rõ nét.
Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, tăng lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm áp dụng từ 1/12/2009.
Bên cạnh đó, với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 (tăng 5,16%) và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% từ ngày 26/11/2009.
Ngân hàng Nhà nước cũng cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhằm bình ổn thị trường ngoại hối.
Các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống được Ngân hàng Nhà nước cam kết bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Những động thái này gây quan ngại cho một số nhà đầu tư trong nước. Họ cho rằng đây là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được thực thi trong năm 2010, do đó có thể ảnh hưởng hạn chế tốc độ tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu xét từ diễn biến thực tế trên thị trường thì việc thay đổi lãi suất cơ bản và tỷ giá cuối tháng 11 thực hiện đồng bộ cùng các biện pháp bình ổn tỷ giá và lãi suất thị trường là một giải pháp thận trọng cần thiết, xuất phát từ một số nguyên nhân.
Thứ nhất, với việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và thực hiện chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ làm cho mức tăng trưởng tín dụng tăng cao. Vì vậy, việc tăng lãi suất cơ bản và điều chỉnh tỷ giá là việc làm cần thiết để tác động vào mức tăng trưởng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động được vốn từ nền kinh tế và ngăn chặn ngay từ đầu trạng thái lạm phát cao có thể xảy ra khi nền kinh tế phục hồi.
Thứ hai, khi tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% trong chương trình hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đã đưa lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và người dân xuống 5-6%. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thay vì vay vốn bằng ngoại tệ.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng.
Do đó, gây áp lực về ngoại tệ đối với các ngân hàng cũng như đẩy tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên, tạo sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao dịch trong ngân hàng và tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do.
Thứ ba, trong 11 tháng năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn tăng cao hơn tốc độ huy động tiền gửi gây áp lực đến lãi suất của thị trường. Tính đến cuối tháng 11 tín dụng đối với nền kinh tế tăng 36,86% trong khi huy động vốn chỉ tăng 26,45% so với 31/12/2008. Do đó, việc nâng lãi suất cơ bản đã tạo ra sự ổn định, đưa lãi suất thị trường trở lại theo quy luật cung-cầu, tránh sức ép, tiêu cực cho hệ thống tài chính - ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ tư, thực tế cho thấy lạm phát của Việt Nam trong ba năm 2007, 2008, 2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của Mỹ chỉ bằng khoảng 20% cùng kỳ, nhưng tỷ giá chính thức USD/VND dường như thay đổi không đáng kể trong thời gian đó, khiến VND bị định giá cao trong tương quan tỷ giá với USD. Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất, đồng thời tăng tỷ giá của đồng USD lên gần tỷ giá thị trường và thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch ngoại hối từ ±5% xuống ±3% là hoàn toàn hợp lý.
Thứ năm, tính đến cuối tháng 11, Việt Nam nhập siêu khoảng hơn 10 tỷ USD, cùng với những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt thì đây là một con số tương đối cao trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế hiện nay.
Do đó, việc tăng lãi suất cơ bản và tăng tỷ giá sẽ làm tăng chi phí cho việc nhập khẩu. Qua đó giúp giảm bớt được tình trạng nhập khẩu, kích thích xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu cao và kích thích sản xuất-tiêu dùng hàng hóa trong nước.
Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp cùng với ảnh hưởng mạnh của việc thay đổi lãi suất và tỷ giá, dự đoán năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Điều này dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu vội vã mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Điều này lại càng làm trầm trọng hơn tình trạng mất cân đối cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Quyết định thay đổi các loại lãi suất cùng với tỷ giá đã đưa đến những phản ứng tích cực của thị trường, cụ thể là ngay sau khi mức lãi suất cơ bản mới có hiệu lực, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động lên mức cao (10,5 % sau đó giảm xuống 10,499 %). Lãi suất cho vay ở các kỳ hạn đều tăng trần lên mức 12%. Như vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã gần tiến gần tới lãi suất thực của thị trường.
Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 12/2009 ước tăng 0,87% so với mức tăng 3,57% của tháng 11 và mức tăng 2,04% của tháng 10.
Ngoài ra, sự điều chỉnh tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có hiệu quả, tác động ngay đến giá USD trên thị trường tự do.
Ngay trong ngày 25/11/2009, khi Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá, giá USD trên thị trường tự do đã giảm từ mức 19.750-19.800 buổi sáng xuống còn 19.500-19.700 vào buổi chiều. Sang ngày 26/11, tỷ giá tự do tiếp tục giảm còn 19.300-19.500 VND/USD.
Trước những quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước cũng như hiệu quả từ những quyết định này mang lại, cộng đồng quốc tế đã nhận định lạc quan về tình hình kinh tế sắp tới của Việt Nam.
Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của của IMF tại Việt Nam nói: “Tôi nghĩ rằng quyết định này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy họ đã quyết tâm ngăn chặn các rủi ro kinh tế vĩ mô mà họ đang phải đối mặt và tôi cho rằng quyết định này mang tính tích cực”.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: "Gần đây, Việt Nam đã công bố những biện pháp kinh tế vĩ mô quan trọng mà tất cả đều đúng hướng xét về mặt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều mà tất cả chúng ta đều cho là quan trọng để tiếp tục có được tăng trưởng. Thành công này được cộng đồng toàn cầu ghi nhận".
Như vậy, với quan điểm điều hành và những diễn biến trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước từ giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Việt Nam ra nhập WTO đến thời kỳ kinh tế suy giảm do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy nguyên tắc linh hoạt và thận trọng đã trở thành nguyên tắc quan trọng, thể hiện tính đúng đắn, kịp thời để ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bên cạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế còn phải kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô ổn định chính là tiền đề vững chắc cho tăng trưởng bền vững”./.
Thu Hà (Vietnam+)