Nhờ sử dụng kính thiên văn Kepler của NASA, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện hai hành tinh quay xung quanh một cặp ngôi sao cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng, khẳng định đây là hệ đa hành tinh đầu tiên quay xung quanh một hệ sao gồm hai Mặt Trời.
Theo nghiên cứu được công bố ngày 28/8 trên tạp chí Khoa học, được đặt tên Kepler-47, hệ hành tinh này khiến các nhà khoa học tin rằng các hệ hành tinh có thể được hình thành và tồn tại ngay cả trong môi trường hỗn loạn xung quanh một hệ sao gồm hai Mặt Trời.
Hệ sao nói trên nằm trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus), gồm hai ngôi sao quay quanh nhau trong 7,5 ngày. Một ngôi sao giống với Mặt Trời của chúng ta còn ngôi sao kia có kích thước chỉ bằng 1/3 và mờ hơn 175 lần.
Hành tinh ở bên trong, Kepler-47b, lớn hơn đường kính Trái Đất 3 lần, quay xung quanh hệ sao trên trong 49 ngày.
Trong khi đó, hành tinh bên ngoài, Kepler-47c, có kích thước lớn hơn Trái Đất 4,5 lần, tức lớn hơn Sao Thiên vương, quay xung quanh hệ sao trên trong 303 ngày.
Điều quan trọng nhất là hành tinh bên ngoài chuyển động với những quỹ đạo nằm bên trong cái mà các nhà thiên văn học gọi là "vùng có thể cư trú," là vùng nằm xung quanh một ngôi sao nơi một hành tinh đất đá có thể chứa nước lỏng trên bề mặt.
Ông William Welsh, đồng tác giả của nghiên cứu thuộc Đại học bang San Diego, Mỹ khẳng định mặc dù Kepler-47c có thể chỉ là một quả cầu khí khổng lồ và do đó không hỗ trợ sự sống, nhưng các mặt trăng lớn của nó, nếu có, sẽ là những thế giới hấp dẫn để nghiên cứu xem liệu chúng có ẩn chứa sự sống hay không."
Dựa trên kích thước của mỗi hành tinh, Kepler-47b và Kepler-47c được ước tính có thể có khối lượng tương ứng lớn gấp khoảng 8 và 20 lần so với Trái Đất.
Trước khám phá này, các hệ sao hai mặt trời từng được phát hiện chỉ có duy nhất một hành tinh./.
Theo nghiên cứu được công bố ngày 28/8 trên tạp chí Khoa học, được đặt tên Kepler-47, hệ hành tinh này khiến các nhà khoa học tin rằng các hệ hành tinh có thể được hình thành và tồn tại ngay cả trong môi trường hỗn loạn xung quanh một hệ sao gồm hai Mặt Trời.
Hệ sao nói trên nằm trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus), gồm hai ngôi sao quay quanh nhau trong 7,5 ngày. Một ngôi sao giống với Mặt Trời của chúng ta còn ngôi sao kia có kích thước chỉ bằng 1/3 và mờ hơn 175 lần.
Hành tinh ở bên trong, Kepler-47b, lớn hơn đường kính Trái Đất 3 lần, quay xung quanh hệ sao trên trong 49 ngày.
Trong khi đó, hành tinh bên ngoài, Kepler-47c, có kích thước lớn hơn Trái Đất 4,5 lần, tức lớn hơn Sao Thiên vương, quay xung quanh hệ sao trên trong 303 ngày.
Điều quan trọng nhất là hành tinh bên ngoài chuyển động với những quỹ đạo nằm bên trong cái mà các nhà thiên văn học gọi là "vùng có thể cư trú," là vùng nằm xung quanh một ngôi sao nơi một hành tinh đất đá có thể chứa nước lỏng trên bề mặt.
Ông William Welsh, đồng tác giả của nghiên cứu thuộc Đại học bang San Diego, Mỹ khẳng định mặc dù Kepler-47c có thể chỉ là một quả cầu khí khổng lồ và do đó không hỗ trợ sự sống, nhưng các mặt trăng lớn của nó, nếu có, sẽ là những thế giới hấp dẫn để nghiên cứu xem liệu chúng có ẩn chứa sự sống hay không."
Dựa trên kích thước của mỗi hành tinh, Kepler-47b và Kepler-47c được ước tính có thể có khối lượng tương ứng lớn gấp khoảng 8 và 20 lần so với Trái Đất.
Trước khám phá này, các hệ sao hai mặt trời từng được phát hiện chỉ có duy nhất một hành tinh./.
Huy Lê (Vietnam+)