Ngày 16/9, trước ngày khai mạc Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về các bệnh không lây nhiễm, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước thực hiện những biện pháp mạnh để ngăn chặn sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm nguy hiểm và độc hại đối với sức khỏe con người.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc, ông Olivier De Schutter, nhấn mạnh các thực phẩm độc hại đã gây tử vong trung bình 3 triệu người trên thế giới mỗi năm trong thập kỷ qua.
Các nguyên tắc tự nguyện không đủ mạnh để ngăn chặn, mà cần thực hiện những biện pháp đa dạng, kể cả pháp lý, trên quy mô toàn cầu để loại trừ việc sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối và lưu hành các thực phẩm độc hại.
Các nước cần loại bỏ sức ép từ ngành thực phẩm trong việc bán ra những sản phẩm chế biến sẵn quá giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển đổi, muối và đường, đồng thời cần có các quy chế chặt chẽ về quảng cáo thực phẩm để tránh nguy cơ sớm phát triển thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ em.
Các nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng lưu ý việc toàn cầu hóa dây chuyền cung cấp thực phẩm làm tăng lượng tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng giàu năng lượng được chế biến với chất béo chuyển đổi để hạ giá thành và kéo dài thời gian sử dụng, nguy hiểm cho sức khỏe.
Thực phẩm độc hại là một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí y tế công tới 50% trong 10 năm qua ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra 63% số người tử vong vì các bệnh không lây nhiễm.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước cần thực hiện chính sách nông nghiệp cân bằng để giải quyết những vấn nạn về thực phẩm có hại cho sức khỏe con người./.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc, ông Olivier De Schutter, nhấn mạnh các thực phẩm độc hại đã gây tử vong trung bình 3 triệu người trên thế giới mỗi năm trong thập kỷ qua.
Các nguyên tắc tự nguyện không đủ mạnh để ngăn chặn, mà cần thực hiện những biện pháp đa dạng, kể cả pháp lý, trên quy mô toàn cầu để loại trừ việc sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối và lưu hành các thực phẩm độc hại.
Các nước cần loại bỏ sức ép từ ngành thực phẩm trong việc bán ra những sản phẩm chế biến sẵn quá giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển đổi, muối và đường, đồng thời cần có các quy chế chặt chẽ về quảng cáo thực phẩm để tránh nguy cơ sớm phát triển thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ em.
Các nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng lưu ý việc toàn cầu hóa dây chuyền cung cấp thực phẩm làm tăng lượng tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng giàu năng lượng được chế biến với chất béo chuyển đổi để hạ giá thành và kéo dài thời gian sử dụng, nguy hiểm cho sức khỏe.
Thực phẩm độc hại là một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí y tế công tới 50% trong 10 năm qua ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra 63% số người tử vong vì các bệnh không lây nhiễm.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước cần thực hiện chính sách nông nghiệp cân bằng để giải quyết những vấn nạn về thực phẩm có hại cho sức khỏe con người./.
(TTXVN/Vietnam+)