Cộng đồng thế giới đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước sự ra đi của cựu phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong, người đặt "bước chân nhỏ bé" lên Mặt Trăng.
Armstrong đã qua đời hôm 25/8 ở tuổi 82 vì biến chứng sau ca phẫu thuật tim diễn ra hồi đầu tháng. Nhưng dù đã ra đi, song những thành tích trong quá khứ của ông vẫn mãi truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, giúp họ mơ ước việc chạm tới các ngôi sao.
[Chân dung người đầu tiên bước chân lên Mặt Trăng]
Tổng thống Mỹ Barack Obama - người mới chỉ lên 8 tuổi khi Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20/7/1969 - nói rằng phi hành gia vĩ đại đã mang tới một khoảnh khắc thành công của con người và sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Ca ngợi Armstrong là một "người hùng Mỹ miễn cưỡng", gia đình hy vọng di sản ông để lại sẽ "khuyến khích các thanh niên lao động hăng say để biến mơ ước thành hiện thực, sẵn sàng khám phá và đẩy vỡ mọi giới hạn, sẵn sàng phục vụ quên mình vì một lý tưởng lớn hơn bản thân."
Armstrong đã được trao thưởng bởi 17 quốc gia và nhận được rất nhiều danh hiệu danh dự. Nhưng ông chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với sự nổi tiếng toàn cầu và luôn tìm cách tránh xa ánh đèn sân khấu. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên truyền hình vào năm 2005, Armstrong nói rằng ông không xứng đáng nhận được sự chú ý vì là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, chỉ vài bước trước đồng nghiệp Edwin "Buzz" Aldrin.
"Tôi không được chọn để làm người đầu tiên. Tôi được chọn để chỉ huy chuyến bay đó. Hoàn cảnh ngẫu nhiên đã đặt tôi vào vai trò đặc biệt đó" - ông nói.
Armstrong thậm chí đã ngừng việc tặng chữ ký lưu niệm, sau khi biết rằng các cuốn hồi ký của ông đã được bán với giá thổi phồng. John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất, đã nhớ lại sự khiêm tốn của Armstrong.
"Ông ấy cảm thấy mình không nên vụ lợi trên danh tiếng của mình" - Glenn nói với kênh truyền hình CNN - "Ông ấy là người khiêm tốn và đó là cách ông ấy sống sau chuyến bay lên Mặt Trăng, cũng như trước đó."
Aldrin nói rằng ông từng hy vọng bản thân, Armstrong và Michael Collins, 3 phi hành gia trong sứ mạng Apollo 11, sẽ gặp nhau trong năm 2019 để kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra nhiệm vụ Apollo.
"Bất cứ khi nào tôi nhìn lên Mặt Trăng, nó đều gợi nhớ cho tôi đều nhớ về khoảng khắc đã diễn ra hơn 4 thập kỷ trước, khi chúng tôi đã đi xa Trái đất hơn bất kỳ những người nào khác, chúng tôi không hề cô đơn" - Aldrin nói.
Hôm Chủ Nhật, có thêm nhiều lời ca ngợi từ các lãnh đạo thế giới và các phi hành gia. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault nói rằng bước chân nhỏ bé của Armstrong đã hiện thực hóa ước mơ của hàng thế hệ những nhà phát minh, khoa học gia, nghệ sĩ, nhà thơ hoặc những người nghiệp dư, về vẻ đẹp của vũ trụ."
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso nói rằng ông còn nhớ cái đêm Armstrong và Aldrin hạ cánh trên "Biển Tranquility", rằng Armstrong đã để lại một dấu ấn sâu sắc, trường tồn trong ký ức của mọi người.
Sinh tại Wapakoneta, Ohio vào ngày 5/8/1930, Armstrong đã sớm mê mẩn những chiếc máy bay và đã làm việc ở một sân bay gần đó khi ông còn là một thiếu niên. Ông học bay từ năm 15 tuổi và có bằng lái máy bay trong sinh nhật thứ 16.
Là phi công Hải quân Mỹ, ông đã bay 78 nhiệm vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Armsrong gia nhập cơ quan tiền thân của NASA là Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không vào năm 1955.
Với tư cách phi công thử nghiệm của Trung tâm nghiên cứu bay của NASA đặt tại Edwards, California, ông đã bay hơn 200 mẫu máy bay khác nhau, gồm trực thăng, tàu lượng, máy bay phản lực, máy bay gắn động cơ tên lửa.
Ông trở thành phi hành gia vào năm 1962 và được làm phi công chỉ huy tàu Gemini 8, trong đó ông kết nối thành công 2 tàu vũ trụ trong không gian.
Sau khi về hưu ở NASA vào năm 1971, Armstrong dạy kỹ thuật hàng không không gian tại Đại học Cincinnati trong gần một thập kỷ và ngồi ghế lãnh đạo trong nhiều công ty như Lear Jet, United Airlines và Marathon Oil.
Khi thông báo về cái chết của gia đình Armstrong, gia đình chỉ có một đề nghị đơn giản với mọi người: "Hãy tôn vinh tấm gương phục vụ, sự thành công và khiêm tốn của ông ấy. Lần tới đây, khi bạn bước ra khỏi nhà trong một đêm trời quang và có thể thấy Mặt Trăng mỉm cười với bạn, hãy nghĩ về Neil Armstrong và tặng cho ông một cái nháy mắt"./.
Armstrong đã qua đời hôm 25/8 ở tuổi 82 vì biến chứng sau ca phẫu thuật tim diễn ra hồi đầu tháng. Nhưng dù đã ra đi, song những thành tích trong quá khứ của ông vẫn mãi truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, giúp họ mơ ước việc chạm tới các ngôi sao.
[Chân dung người đầu tiên bước chân lên Mặt Trăng]
Tổng thống Mỹ Barack Obama - người mới chỉ lên 8 tuổi khi Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20/7/1969 - nói rằng phi hành gia vĩ đại đã mang tới một khoảnh khắc thành công của con người và sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Ca ngợi Armstrong là một "người hùng Mỹ miễn cưỡng", gia đình hy vọng di sản ông để lại sẽ "khuyến khích các thanh niên lao động hăng say để biến mơ ước thành hiện thực, sẵn sàng khám phá và đẩy vỡ mọi giới hạn, sẵn sàng phục vụ quên mình vì một lý tưởng lớn hơn bản thân."
Armstrong đã được trao thưởng bởi 17 quốc gia và nhận được rất nhiều danh hiệu danh dự. Nhưng ông chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với sự nổi tiếng toàn cầu và luôn tìm cách tránh xa ánh đèn sân khấu. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên truyền hình vào năm 2005, Armstrong nói rằng ông không xứng đáng nhận được sự chú ý vì là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, chỉ vài bước trước đồng nghiệp Edwin "Buzz" Aldrin.
"Tôi không được chọn để làm người đầu tiên. Tôi được chọn để chỉ huy chuyến bay đó. Hoàn cảnh ngẫu nhiên đã đặt tôi vào vai trò đặc biệt đó" - ông nói.
Armstrong thậm chí đã ngừng việc tặng chữ ký lưu niệm, sau khi biết rằng các cuốn hồi ký của ông đã được bán với giá thổi phồng. John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất, đã nhớ lại sự khiêm tốn của Armstrong.
"Ông ấy cảm thấy mình không nên vụ lợi trên danh tiếng của mình" - Glenn nói với kênh truyền hình CNN - "Ông ấy là người khiêm tốn và đó là cách ông ấy sống sau chuyến bay lên Mặt Trăng, cũng như trước đó."
Aldrin nói rằng ông từng hy vọng bản thân, Armstrong và Michael Collins, 3 phi hành gia trong sứ mạng Apollo 11, sẽ gặp nhau trong năm 2019 để kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra nhiệm vụ Apollo.
"Bất cứ khi nào tôi nhìn lên Mặt Trăng, nó đều gợi nhớ cho tôi đều nhớ về khoảng khắc đã diễn ra hơn 4 thập kỷ trước, khi chúng tôi đã đi xa Trái đất hơn bất kỳ những người nào khác, chúng tôi không hề cô đơn" - Aldrin nói.
Hôm Chủ Nhật, có thêm nhiều lời ca ngợi từ các lãnh đạo thế giới và các phi hành gia. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault nói rằng bước chân nhỏ bé của Armstrong đã hiện thực hóa ước mơ của hàng thế hệ những nhà phát minh, khoa học gia, nghệ sĩ, nhà thơ hoặc những người nghiệp dư, về vẻ đẹp của vũ trụ."
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso nói rằng ông còn nhớ cái đêm Armstrong và Aldrin hạ cánh trên "Biển Tranquility", rằng Armstrong đã để lại một dấu ấn sâu sắc, trường tồn trong ký ức của mọi người.
Sinh tại Wapakoneta, Ohio vào ngày 5/8/1930, Armstrong đã sớm mê mẩn những chiếc máy bay và đã làm việc ở một sân bay gần đó khi ông còn là một thiếu niên. Ông học bay từ năm 15 tuổi và có bằng lái máy bay trong sinh nhật thứ 16.
Là phi công Hải quân Mỹ, ông đã bay 78 nhiệm vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Armsrong gia nhập cơ quan tiền thân của NASA là Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không vào năm 1955.
Với tư cách phi công thử nghiệm của Trung tâm nghiên cứu bay của NASA đặt tại Edwards, California, ông đã bay hơn 200 mẫu máy bay khác nhau, gồm trực thăng, tàu lượng, máy bay phản lực, máy bay gắn động cơ tên lửa.
Ông trở thành phi hành gia vào năm 1962 và được làm phi công chỉ huy tàu Gemini 8, trong đó ông kết nối thành công 2 tàu vũ trụ trong không gian.
Sau khi về hưu ở NASA vào năm 1971, Armstrong dạy kỹ thuật hàng không không gian tại Đại học Cincinnati trong gần một thập kỷ và ngồi ghế lãnh đạo trong nhiều công ty như Lear Jet, United Airlines và Marathon Oil.
Khi thông báo về cái chết của gia đình Armstrong, gia đình chỉ có một đề nghị đơn giản với mọi người: "Hãy tôn vinh tấm gương phục vụ, sự thành công và khiêm tốn của ông ấy. Lần tới đây, khi bạn bước ra khỏi nhà trong một đêm trời quang và có thể thấy Mặt Trăng mỉm cười với bạn, hãy nghĩ về Neil Armstrong và tặng cho ông một cái nháy mắt"./.
Linh Vũ (Vietnam+)