Ngày 11/1, ông Nguyễn Việt Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghi lễ Then của dân tộc Tày ở Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang và lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Tuyên Quang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghi lễ Then là một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày. Có từ lâu đời, nghi lễ Then giúp con người định ra những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và một số quy phạm trong lối sống, ứng xử, phản ánh muôn mặt của cuộc sống.
Then thường dùng trong các nghi lễ như cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Ở Tuyên Quang, hiện có hai dòng Then tồn tại, Then cổ được một số ít nghệ nhân và những người làm nghề then lưu giữ, hành nghề, truyền dạy và Then mới là do những người am hiểu Then, yêu thích Then đặt lời mới theo giai điệu cổ mang nội dung của cuộc sống hiện đại.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội “xuống đồng” của dân tộc Tày. Đây là lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của đồng bào dân tộc Tày đã có từ lâu đời, với mục đích tạ ơn thần thánh đã giúp cho mùa màng bội thu, cầu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui...
Lễ hội Lồng Tồng gồm hai phần, phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng thể hiện sự biết ơn đối với các thánh thần, đồng thời cầu xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần hội với không khí náo nhiệt, vui tươi, có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tung còn, múa lân, kéo co, đi cà kheo, hát đối đáp sli lượn, hát then...
Lễ hội Lồng Tông diễn ra từ mồng 2 tháng Giêng kéo dài đến đầu tháng Hai âm lịch hàng năm. Ở Tuyên Quang, Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức quy mô, đậm nét nhất chủ yếu ở các xã của huyện Lâm Bình, Nà Hang và Chiêm Hóa.
Do các dân tộc sinh sống đan xen nhau, Lễ hội Lồng Tồng đã vượt ra khỏi khuôn khổ lễ hội của một dân tộc, trở thành lễ hội chung cho nhân dân các dân tộc quanh vùng.
Hiện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đang phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch để phục dựng và bảo tồn lễ hội Lồng Tồng cũng như nghi lễ Then tại các thôn bản, các xã, huyện đúng với truyền thống và theo nguyện vọng của người dân./.
Nghi lễ Then là một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày. Có từ lâu đời, nghi lễ Then giúp con người định ra những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và một số quy phạm trong lối sống, ứng xử, phản ánh muôn mặt của cuộc sống.
Then thường dùng trong các nghi lễ như cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Ở Tuyên Quang, hiện có hai dòng Then tồn tại, Then cổ được một số ít nghệ nhân và những người làm nghề then lưu giữ, hành nghề, truyền dạy và Then mới là do những người am hiểu Then, yêu thích Then đặt lời mới theo giai điệu cổ mang nội dung của cuộc sống hiện đại.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội “xuống đồng” của dân tộc Tày. Đây là lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của đồng bào dân tộc Tày đã có từ lâu đời, với mục đích tạ ơn thần thánh đã giúp cho mùa màng bội thu, cầu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui...
Lễ hội Lồng Tồng gồm hai phần, phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng thể hiện sự biết ơn đối với các thánh thần, đồng thời cầu xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần hội với không khí náo nhiệt, vui tươi, có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tung còn, múa lân, kéo co, đi cà kheo, hát đối đáp sli lượn, hát then...
Lễ hội Lồng Tông diễn ra từ mồng 2 tháng Giêng kéo dài đến đầu tháng Hai âm lịch hàng năm. Ở Tuyên Quang, Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức quy mô, đậm nét nhất chủ yếu ở các xã của huyện Lâm Bình, Nà Hang và Chiêm Hóa.
Do các dân tộc sinh sống đan xen nhau, Lễ hội Lồng Tồng đã vượt ra khỏi khuôn khổ lễ hội của một dân tộc, trở thành lễ hội chung cho nhân dân các dân tộc quanh vùng.
Hiện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đang phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch để phục dựng và bảo tồn lễ hội Lồng Tồng cũng như nghi lễ Then tại các thôn bản, các xã, huyện đúng với truyền thống và theo nguyện vọng của người dân./.
Nguyễn Văn Tý (TTXVN)