Chiều 13/2, cùng chiều với đà tăng của chứng khoán và đồng euro, giá vàng trên thị trường châu Á cũng được đẩy lên, sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật thắt lưng buộc bụng để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo dự luật này, Hy Lạp sẽ cắt giảm 3,3 tỷ euro (4,35 tỷ USD) tiền lương, trợ cấp và việc làm trong năm 2012. Trong những tháng gần đây, vàng vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn, đã biến động cùng chiều với các tài sản như đồng euro và chứng khoán, trong bối cảnh các nhà đầu tư bán ra vàng để bù đắp thua lỗ tại các thị trường khác, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro, gây nhiều rối loạn cho các thị trường tài chính.
Vào lúc 7 giờ 24 phút giờ GMT (14 giờ 24 phút giờ Việt Nam), nhờ hoạt động mua vào từ Trung Quốc, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.729,69 USD/ounce, sau khi phiên cuối tuần trước kim loại quý này rơi xuống 1.703,69 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2012.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2012 tăng 0,4% lên 1.732,20 USD/ounce. Ong Yi Ling, nhà phân tích thuộc hãng Phillip Futures, nhận định việc các nhà lập pháp của "xứ sở các vị thần" thông qua các biện pháp khắc khổ đã xóa tan mối lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường vẫn đang chờ đợi các biện pháp tiếp theo của châu Âu. Theo nhà phân tích này, giá vàng có thể phá vỡ mốc 1.800 USD/ounce.
Một số nhà phân tích khác dự kiến lòng tin được cải thiện sẽ duy trì đà tăng cho giá vàng trong dài hạn, khi mà các ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến thông qua các biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa, để bù đắp những tác động của "cơn bão nợ" tại châu Âu. Điều này sẽ làm gia tăng triển vọng lạm phát và tác động tích cực đến giá vàng, vốn được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát.
Đối với một số kim loại quý khác, giá bạch kim giao ngay dẫn đầu đà tăng trên thị trường kim loại quý, khi tăng 1,33% và giữ ở mức 1.661,74 USD/ounce. Trong khi giá bạc giao ngay tăng 0,8% lên 33,83 USD/ounce./.
Theo dự luật này, Hy Lạp sẽ cắt giảm 3,3 tỷ euro (4,35 tỷ USD) tiền lương, trợ cấp và việc làm trong năm 2012. Trong những tháng gần đây, vàng vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn, đã biến động cùng chiều với các tài sản như đồng euro và chứng khoán, trong bối cảnh các nhà đầu tư bán ra vàng để bù đắp thua lỗ tại các thị trường khác, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro, gây nhiều rối loạn cho các thị trường tài chính.
Vào lúc 7 giờ 24 phút giờ GMT (14 giờ 24 phút giờ Việt Nam), nhờ hoạt động mua vào từ Trung Quốc, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.729,69 USD/ounce, sau khi phiên cuối tuần trước kim loại quý này rơi xuống 1.703,69 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2012.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2012 tăng 0,4% lên 1.732,20 USD/ounce. Ong Yi Ling, nhà phân tích thuộc hãng Phillip Futures, nhận định việc các nhà lập pháp của "xứ sở các vị thần" thông qua các biện pháp khắc khổ đã xóa tan mối lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường vẫn đang chờ đợi các biện pháp tiếp theo của châu Âu. Theo nhà phân tích này, giá vàng có thể phá vỡ mốc 1.800 USD/ounce.
Một số nhà phân tích khác dự kiến lòng tin được cải thiện sẽ duy trì đà tăng cho giá vàng trong dài hạn, khi mà các ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến thông qua các biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa, để bù đắp những tác động của "cơn bão nợ" tại châu Âu. Điều này sẽ làm gia tăng triển vọng lạm phát và tác động tích cực đến giá vàng, vốn được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát.
Đối với một số kim loại quý khác, giá bạch kim giao ngay dẫn đầu đà tăng trên thị trường kim loại quý, khi tăng 1,33% và giữ ở mức 1.661,74 USD/ounce. Trong khi giá bạc giao ngay tăng 0,8% lên 33,83 USD/ounce./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)