Trận động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền Bắc Nhật Bản cách Thủ đô Tokyo 400km ở độ sâu 20 dặm (32 km) vào chiều 11/3 đã gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương.
Ngay sau khi nhận được thông tin về trận động đất trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã gửi Công văn khẩn đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam có tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thực hiện gấp một số nội dung như liên hệ với các đối tác Nhật Bản tìm hiểu thông tin về tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản, đồng thời chỉ đạo các cán bộ đại diện tại Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi sát diễn biến tình hình để kịp thời hỗ trợ tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản khi cần thiết; theo dõi sát để nắm tình hình và báo cáo kịp thời những phát sinh liên quan đến tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Đại sứ quán Việt Nam/Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản để được hỗ trợ giải quyết.
Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã liên hệ với các nghiệp đoàn/xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp phái cử tại Nhật Bản để nắm tình hình tu nghiệp sinh Việt Nam tại những địa phương, khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất, sóng thần.
Theo Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, đến cuối ngày 13/3, Ban Quản lý đã nắm bắt hầu hết thông tin của số tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản do các Nghiệp đoàn và đại diện doanh nghiêp phái cử ở Nhật Bản cung cấp.
Số tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng mạnh bởi trận động đất xảy ra tại miền Bắc Nhật Bản chiều 11/3 là 71 người, tại 5 tỉnh Fukushima; Iwate; Miyagi; Kushiro và Ibaraki. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có thông tin gì về thiệt hại đối với tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Tình hình cụ thể tại những địa phương bị ảnh hưởng như sau.
Tại tỉnh Fukushima hiện có 27 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại tỉnh Fukushima , trong đó 21 tu nghiệp sinh do Công ty SULECO đưa đi, gồm 8 nữ làm việc ở nhà máy may Daiei Hosei, địa chỉ Fukushima-ken, Odaka-ku, Odakado Mae 25-3. Theo thông tin của tu nghiệp sinh, nhà máy này nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima I khoảng 20km. Khi động đất và sóng thần xảy ra, tu nghiệp sinh đang làm việc nên không bị thiệt hại. Ngay khi có thông tin nhà máy điện hạt nhân bị sự cố, nghiệp đoàn và xí nghiệp tiếp nhận đã đưa tu nghiệp sinh đến nơi an toàn và chuyển về văn phòng của Công ty tại tỉnh Gunma.
9 nữ làm việc tại nhà máy Kanyon, địa chỉ: Fukushima-ken, Futaba-gun, Mamie machi, Kawazoe Asakano 47. Số lao động này đều an toàn và đang được xí nghiệp tiếp nhận chuyển đi cách xa nhà máy điện hạt nhân.
4 tu nghiệp sinh khác làm ở vùng núi, nơi xa biển và xa nhà máy điện hạt nhân, hiện vẫn an toàn. Ngoài ra, có 6 tu nghiệp sinh tại Nghiệp đoàn Tohoku (trong đó 4 thuộc SULECO và 2 thuộc Quoc Dan (trước đây)). Số tu nghiệp sinh này hiện đều an toàn, làm việc cách xa bờ biển và nhà máy điện hạt nhân.
Tại tỉnh Iwate, hiện có 22 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại tỉnh Iwate, trong đó 16 tu nghiệp sinh (do Công ty VINATEX-LC đưa đi) đang tu nghiệp tại nghiệp đoàn HANAMAKI.
Đến 18 giờ ngày 13/3, 16 lao động trên đã liên lạc được với Ban và cho biết tất cả họ (8 lao động làm cùng nhà máy và số lao động khác quanh khu vực đó) vẫn an toàn và hiện vẫn đang làm việc, nơi ở và nơi làm việc không bị ảnh hưởng bởi sóng thần.
6 thực tập sinh năm cuối (do Công ty SIMCO Sông Đà đưa đi). Nơi làm việc của thực tập sinh khá gần bờ biển. Trước lúc xảy ra sóng thần, tu nghiệp sinh có liên lạc với Nghiệp đoàn là bắt đầu sơ tán khỏi nơi làm việc. Đến 17 giờ ngày 13/3, đại diện doanh nghiệp cho biết đã nhận được thông tin các lao động này đang trên đường di chuyển về Tokyo .
Tại tỉnh Miyagi, hiện có 10 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại đây, trong đó 4 thực tập sinh nữ (Công ty Airseco đưa đi) làm việc tại công ty Nikkei Kakou, đều an toàn và đã được xí nghiệp bố trí nơi lánh nạn. 6 tu nghiệp sinh mới sang (Công ty AIC đưa đi), làm việc ở Sendai. Đến cuối ngày 13/3, đại diện công ty đã nhận được thông tin về số tu nghiệp sinh này đã được đưa đến nơi lánh nạn an toàn ở khu vực Sendai.
Tại tỉnh Ibaraki, có 6 tu nghiệp sinh trong ngành thép, nhà máy gần bờ biển và bị ảnh hưởng bởi sóng thần, phải ngừng sản xuất. Tuy nhiên, không có thiệt hại đối với người lao động và toàn bộ 6 tu nghiệp sinh đang ở nơi an toàn.
Tại tỉnh Kushiro, có 6 tu nghiệp sinh nữ (Công ty AIC đưa đi) làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện vẫn an toàn.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan), tổng số 451 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản theo Chương trình hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và IMM Japan hiện đều an toàn.
Báo cáo nhanh của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hiện có khoảng 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang ở Nhật Bản./.
Ngay sau khi nhận được thông tin về trận động đất trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã gửi Công văn khẩn đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam có tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thực hiện gấp một số nội dung như liên hệ với các đối tác Nhật Bản tìm hiểu thông tin về tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản, đồng thời chỉ đạo các cán bộ đại diện tại Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi sát diễn biến tình hình để kịp thời hỗ trợ tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản khi cần thiết; theo dõi sát để nắm tình hình và báo cáo kịp thời những phát sinh liên quan đến tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Đại sứ quán Việt Nam/Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản để được hỗ trợ giải quyết.
Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã liên hệ với các nghiệp đoàn/xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp phái cử tại Nhật Bản để nắm tình hình tu nghiệp sinh Việt Nam tại những địa phương, khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất, sóng thần.
Theo Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, đến cuối ngày 13/3, Ban Quản lý đã nắm bắt hầu hết thông tin của số tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản do các Nghiệp đoàn và đại diện doanh nghiêp phái cử ở Nhật Bản cung cấp.
Số tu nghiệp sinh đang tu nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng mạnh bởi trận động đất xảy ra tại miền Bắc Nhật Bản chiều 11/3 là 71 người, tại 5 tỉnh Fukushima; Iwate; Miyagi; Kushiro và Ibaraki. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có thông tin gì về thiệt hại đối với tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Tình hình cụ thể tại những địa phương bị ảnh hưởng như sau.
Tại tỉnh Fukushima hiện có 27 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại tỉnh Fukushima , trong đó 21 tu nghiệp sinh do Công ty SULECO đưa đi, gồm 8 nữ làm việc ở nhà máy may Daiei Hosei, địa chỉ Fukushima-ken, Odaka-ku, Odakado Mae 25-3. Theo thông tin của tu nghiệp sinh, nhà máy này nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima I khoảng 20km. Khi động đất và sóng thần xảy ra, tu nghiệp sinh đang làm việc nên không bị thiệt hại. Ngay khi có thông tin nhà máy điện hạt nhân bị sự cố, nghiệp đoàn và xí nghiệp tiếp nhận đã đưa tu nghiệp sinh đến nơi an toàn và chuyển về văn phòng của Công ty tại tỉnh Gunma.
9 nữ làm việc tại nhà máy Kanyon, địa chỉ: Fukushima-ken, Futaba-gun, Mamie machi, Kawazoe Asakano 47. Số lao động này đều an toàn và đang được xí nghiệp tiếp nhận chuyển đi cách xa nhà máy điện hạt nhân.
4 tu nghiệp sinh khác làm ở vùng núi, nơi xa biển và xa nhà máy điện hạt nhân, hiện vẫn an toàn. Ngoài ra, có 6 tu nghiệp sinh tại Nghiệp đoàn Tohoku (trong đó 4 thuộc SULECO và 2 thuộc Quoc Dan (trước đây)). Số tu nghiệp sinh này hiện đều an toàn, làm việc cách xa bờ biển và nhà máy điện hạt nhân.
Tại tỉnh Iwate, hiện có 22 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại tỉnh Iwate, trong đó 16 tu nghiệp sinh (do Công ty VINATEX-LC đưa đi) đang tu nghiệp tại nghiệp đoàn HANAMAKI.
Đến 18 giờ ngày 13/3, 16 lao động trên đã liên lạc được với Ban và cho biết tất cả họ (8 lao động làm cùng nhà máy và số lao động khác quanh khu vực đó) vẫn an toàn và hiện vẫn đang làm việc, nơi ở và nơi làm việc không bị ảnh hưởng bởi sóng thần.
6 thực tập sinh năm cuối (do Công ty SIMCO Sông Đà đưa đi). Nơi làm việc của thực tập sinh khá gần bờ biển. Trước lúc xảy ra sóng thần, tu nghiệp sinh có liên lạc với Nghiệp đoàn là bắt đầu sơ tán khỏi nơi làm việc. Đến 17 giờ ngày 13/3, đại diện doanh nghiệp cho biết đã nhận được thông tin các lao động này đang trên đường di chuyển về Tokyo .
Tại tỉnh Miyagi, hiện có 10 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại đây, trong đó 4 thực tập sinh nữ (Công ty Airseco đưa đi) làm việc tại công ty Nikkei Kakou, đều an toàn và đã được xí nghiệp bố trí nơi lánh nạn. 6 tu nghiệp sinh mới sang (Công ty AIC đưa đi), làm việc ở Sendai. Đến cuối ngày 13/3, đại diện công ty đã nhận được thông tin về số tu nghiệp sinh này đã được đưa đến nơi lánh nạn an toàn ở khu vực Sendai.
Tại tỉnh Ibaraki, có 6 tu nghiệp sinh trong ngành thép, nhà máy gần bờ biển và bị ảnh hưởng bởi sóng thần, phải ngừng sản xuất. Tuy nhiên, không có thiệt hại đối với người lao động và toàn bộ 6 tu nghiệp sinh đang ở nơi an toàn.
Tại tỉnh Kushiro, có 6 tu nghiệp sinh nữ (Công ty AIC đưa đi) làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện vẫn an toàn.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan), tổng số 451 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản theo Chương trình hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và IMM Japan hiện đều an toàn.
Báo cáo nhanh của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hiện có khoảng 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang ở Nhật Bản./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)