Nhân kết thúc Triển lãm thời trang Zoom by Fatex (từ 14-16/2) tại Seine-Saint-Denis, Liên hiệp Dệt may Pháp đã công bố một nghiên cứu cho biết Bangladesh là nước đứng đầu thị trường Pháp về sản phẩm áo thun, với 28% trong tổng số hơn 61 triệu sản phẩm nhập khẩu vào nước này trong năm 2011, tiếp đến là Trung Quốc (13%), Thổ Nhĩ Kỳ (12%) và Ấn Độ (11%).
Theo nghiên cứu trên, xu hướng cung ứng và sản xuất (sourcing) trên thế giới trong năm 2012 sẽ tác động mạnh đến Trung Quốc cho dù nước này tiếp tục là nguồn xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Liên minh châu Âu (với 31 tỷ euro năm 2011) trong một thời gian dài.
Các đối tác EU cho rằng việc làm ăn với Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn. Trước hết, nguyên nhân chính là do giá nhân công tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Ở thời điểm hiện tại, lương tháng trung bình của một công nhân làm việc trong ngành may mặc dao động từ 188-300 euro, cao hơn nhiều so với thực tế ở Bangladesh, nơi lương trả cho mỗi công nhân chỉ vào khoảng 80 euro – mức được coi là rẻ nhất thế giới.
Nguồn nhân công cũng là vấn đề được đặt ra trong nay mai, bởi công nghiệp dệt may không còn được coi là lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc.
Theo đánh giá, cứ sau mỗi Tết Âm lịch, sẽ có khoảng 20-50% số công nhân của các xí nghiệp dệt may Trung Quốc không quay trở lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính bất ổn cho các hợp đồng giao hàng hàng loạt của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc.
Hơn nữa, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc cũng cạnh tranh nhau gay gắt ở thị trường nội địa, điều chưa từng diễn ra trước đây. Tiêu thụ bông ở nước này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Trước nhu cầu nội địa ngày càng tăng, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đang có xu hướng bỏ rơi những khách hàng quốc tế có khối lượng đặt hàng thấp. Vì vậy, các nước cũng có thế mạnh về dệt may khác đã tận dụng thời cơ này để gia tăng hàng xuất khẩu.
Ở thị trường châu Âu, hàng dệt may nhập khẩu từ các nước Bangladesh, Pakistan và Việt Nam đã tăng đáng kể trong thời gian qua.
Mặc dù gặp nhiều biến động về chính trị nhưng hàng dệt may xuất khẩu của Ai Cập vẫn liên tục tăng cao tại thị trường châu Âu năm 2011.
Tại thị trường Pháp, xu hướng trên đã được ghi nhận trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2011. Hàng dệt may xuất khẩu nói chung của Bangladesh tăng 26%, Pakistan 29 % và Bungaria, dù tổng giá trị còn thấp cũng tăng 56%.
Biến động của "Mùa xuân Arập" dường như chỉ ảnh hưởng đến Tunisia, một nước xuất khẩu hàng may mặc tại Bắc Phi.
Theo đánh giá của Habib Miled, chủ một doanh nghiệp dệt may Tunisia, nếu không có chính biến, nước này đã giành "thêm 20% đơn đặt hàng từ Pháp thay các doanh nghiệp Trung Quốc"./.
Theo nghiên cứu trên, xu hướng cung ứng và sản xuất (sourcing) trên thế giới trong năm 2012 sẽ tác động mạnh đến Trung Quốc cho dù nước này tiếp tục là nguồn xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Liên minh châu Âu (với 31 tỷ euro năm 2011) trong một thời gian dài.
Các đối tác EU cho rằng việc làm ăn với Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn. Trước hết, nguyên nhân chính là do giá nhân công tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Ở thời điểm hiện tại, lương tháng trung bình của một công nhân làm việc trong ngành may mặc dao động từ 188-300 euro, cao hơn nhiều so với thực tế ở Bangladesh, nơi lương trả cho mỗi công nhân chỉ vào khoảng 80 euro – mức được coi là rẻ nhất thế giới.
Nguồn nhân công cũng là vấn đề được đặt ra trong nay mai, bởi công nghiệp dệt may không còn được coi là lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc.
Theo đánh giá, cứ sau mỗi Tết Âm lịch, sẽ có khoảng 20-50% số công nhân của các xí nghiệp dệt may Trung Quốc không quay trở lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính bất ổn cho các hợp đồng giao hàng hàng loạt của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc.
Hơn nữa, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc cũng cạnh tranh nhau gay gắt ở thị trường nội địa, điều chưa từng diễn ra trước đây. Tiêu thụ bông ở nước này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Trước nhu cầu nội địa ngày càng tăng, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đang có xu hướng bỏ rơi những khách hàng quốc tế có khối lượng đặt hàng thấp. Vì vậy, các nước cũng có thế mạnh về dệt may khác đã tận dụng thời cơ này để gia tăng hàng xuất khẩu.
Ở thị trường châu Âu, hàng dệt may nhập khẩu từ các nước Bangladesh, Pakistan và Việt Nam đã tăng đáng kể trong thời gian qua.
Mặc dù gặp nhiều biến động về chính trị nhưng hàng dệt may xuất khẩu của Ai Cập vẫn liên tục tăng cao tại thị trường châu Âu năm 2011.
Tại thị trường Pháp, xu hướng trên đã được ghi nhận trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2011. Hàng dệt may xuất khẩu nói chung của Bangladesh tăng 26%, Pakistan 29 % và Bungaria, dù tổng giá trị còn thấp cũng tăng 56%.
Biến động của "Mùa xuân Arập" dường như chỉ ảnh hưởng đến Tunisia, một nước xuất khẩu hàng may mặc tại Bắc Phi.
Theo đánh giá của Habib Miled, chủ một doanh nghiệp dệt may Tunisia, nếu không có chính biến, nước này đã giành "thêm 20% đơn đặt hàng từ Pháp thay các doanh nghiệp Trung Quốc"./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)