Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 72,76 điểm, tươngđương 0,72%, đóng cửa ở mức 10.123,28 điểm, do tỷ giá của đồng yen đã giảm xuốngmức thấp nhất trong 11 tháng qua, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bốsẽ không thực hiện đợt nới lỏng có định lượng tiếp theo.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia lại giảm nhẹ 9,4điểm (0,22%), xuống còn 4.277,8 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảmkhông đáng kể 1,32 điểm, xuống 2.043,76 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt làThượng Hải và Hong Kong cũng diễn biến trái chiều. Trong khi chỉ số Hang Sengcủa Hong Kong tăng 45,64 điểm (0,21%), lên 21.53,53 điểm, thì chỉ số ShanghaiComposite của Thượng Hải tiếp tục xu hướng giảm 17,46 điểm (0,73%), xuống còn2.373,77 điểm, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ tiếptục thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn đà tăng giá nhà ở.
Đêm trước (14/3) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng có một phiên biến độngkhông đồng nhất sau khi tăng mạnh phiên trước (13/3), song vẫn giữ được phần lớnnhững thành quả của phiên đi lên này.
Đóng cửa phiên 13/3, ba chỉ số chính củaPhố Wall tăng giảm trái chiều, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 16,42điểm (+0,12%) lên 13.2194,10 điểm; S&P 500 mất nhẹ 1,67 điểm (-0,12%) về1.394,287điểm và Nasdaq tăng 0,85 điểm (+0,03%) lên 3.040,73 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày tăng giảm tráichiều và đóng cửa phiên 14/3, chỉ số FTSE 100 của London giảm 0,18% xuống5.945,433 điểm; DAX 30 của Đức tăng 1,19% lên 7.079,42 điểm, và CAC-40 của Paristăng 0,40% lên 3.564,51 điểm./.