Ngày 9/9, các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết lên điểm, theo sau đà tăng tại Phố Wall trong phiên giao dịch đêm trước, khi thành công của các đợt phát hành trái phiếu tại châu Âu mang lại cho các nhà đầu tư lý do để đánh cược vào các chứng khoán rủi ro cao.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật bản) phiên này tăng 0,6%, trong đó dẫn đầu đà tăng là các cổ phiếu khối nguyen vật liệu. Như vậy, chỉ số này đã tăng 10% kể từ quý III/2010 đến nay, tốt hơn so mức mức tăng 8,6 của toàn thế giới.
Tâm lý giới đầu tư trở nên phấn chấn hơn sau khi Bồ Đào Nha, cùng với Hy Lạp vốn được coi là những nước có nền tài chính công tồi tệ nhất tại khu vực Eurozone gồm 16 thành viên, đã huy động được 1,04 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong đợt bán đấu giá các công cụ nợ ngày 8/9, theo sau thành công tương tự của Ba Lan.
Trong thời điểm hiện nay, hai vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư quan tâm, gồm sự ổn định tài chính của châu Âu và sự phục hồi đang có dấu hiệu đuối sức của Mỹ, đang là nhân tố kiềm chế các hoạt động săn lùng cổ phiếu giá rẻ và đầu tư mạo hiểm.
Giới đầu tư đang tỏ ra lo ngại về tình hình ở mọi nơi và không ngần ngại bán ra các cổ phiếu khi có bất kỳ dấu hiệu xấu nào. Tuy nhiên, Australia lại là một ngoại lệ, nơi các cổ phiếu tăng giá đã kéo thị trường chứng khoán của toàn khu vực đi lên, theo sau báo cáo tích cực về thị trường lao động. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này tăng 45 điểm (0,99%) lên 4.582,22 điểm, sau thông tin cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Australia trong tháng 8/2010 đã giảm 0,2 điểm phần trăm xuống 5,1%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 tăng 73,79 điểm (0,82%) lên 9.098,39 điểm, trong đó tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty thương mại như Sumitomo Corporation và Mitsubishi Corporation, cũng như cổ phiếu của các công ty xuất khẩu, trong đó có Canon và Mazda. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn giảm 3% kể từ đầu quý 3/2010 đến nay và Nhật Bản là thị trường chứng khoán hoạt động yếu kém thứ ba tại khu vực châu Á trong năm nay.
TrimTabs Investment Research nhận định các mức giá cổ phiếu tương đối thấp có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu mua vào tranh thủ lúc giá rẻ, nhưng chúng ta sẽ không thể chứng kiến thị trường thoát khỏi vòng xoáy đi xuống cho đến khi các chỉ số kinh tế vốn là động lực đi lên cho thị trường có chiều hướng tốt lên.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hongkong chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong ghi thêm 78,41 điểm (0,37%) lên 21.167,27 điểm. Còn tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, việc Ngân hàng trung ương nước này quyết định giữ nguyen lãi suất cơ bản ở gần mức thấp kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp đóng vai trò là tác nhân kéo chỉ số KOSPI tăng 5,14 điểm (0,29%) lên 1.784,36 điểm.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Philippines cũng bước sang phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp, với chỉ số tiêu chuẩn tăng 97,83 điểm (2,57%) lên mức cao kỷ lục 3.902,56 điểm, nâng tổng mức tăng trong đợt lên điểm này lên 9,67%, khi giới đầu tư ngày càng tin tưởng vào triển vọng kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc chịu sức ép đi xuống trước những lo ngại rằng các quan chức nước này có thể sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp mới nhằm hạ nhiệt khu vực bất động sản. Chỉ số Shanghai Composite tại thị trường chứng khoán Thượng Hải bị mất 38,94 điểm (1,44%) xuống 2.656,35 điểm, với cổ phiếu của các công ty phát triển bất động sản và ngân hàng giảm giá mạnh nhất.
Ben Kwong Man Bun, cán bộ điều hành thuộc công ty chứng khoán KGI ở Hongkong, nhận xét sự phục hồi tại Phố Wall đang giúp khôi phục nhu cầu mua vào, nhưng thị trường vẫn đang thiếu vắng các động lực mới, trong khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các số liệu kinh tế giữa lúc họ vẫn đang lo ngại về khả năng Chính phủ Trung Quốc áp dụng các biện pháp mới nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo ông, tâm lý giới đầu tư cũng đang chịu sự chi phối của làn sóng bán tháo cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật bản) phiên này tăng 0,6%, trong đó dẫn đầu đà tăng là các cổ phiếu khối nguyen vật liệu. Như vậy, chỉ số này đã tăng 10% kể từ quý III/2010 đến nay, tốt hơn so mức mức tăng 8,6 của toàn thế giới.
Tâm lý giới đầu tư trở nên phấn chấn hơn sau khi Bồ Đào Nha, cùng với Hy Lạp vốn được coi là những nước có nền tài chính công tồi tệ nhất tại khu vực Eurozone gồm 16 thành viên, đã huy động được 1,04 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong đợt bán đấu giá các công cụ nợ ngày 8/9, theo sau thành công tương tự của Ba Lan.
Trong thời điểm hiện nay, hai vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư quan tâm, gồm sự ổn định tài chính của châu Âu và sự phục hồi đang có dấu hiệu đuối sức của Mỹ, đang là nhân tố kiềm chế các hoạt động săn lùng cổ phiếu giá rẻ và đầu tư mạo hiểm.
Giới đầu tư đang tỏ ra lo ngại về tình hình ở mọi nơi và không ngần ngại bán ra các cổ phiếu khi có bất kỳ dấu hiệu xấu nào. Tuy nhiên, Australia lại là một ngoại lệ, nơi các cổ phiếu tăng giá đã kéo thị trường chứng khoán của toàn khu vực đi lên, theo sau báo cáo tích cực về thị trường lao động. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này tăng 45 điểm (0,99%) lên 4.582,22 điểm, sau thông tin cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Australia trong tháng 8/2010 đã giảm 0,2 điểm phần trăm xuống 5,1%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 tăng 73,79 điểm (0,82%) lên 9.098,39 điểm, trong đó tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty thương mại như Sumitomo Corporation và Mitsubishi Corporation, cũng như cổ phiếu của các công ty xuất khẩu, trong đó có Canon và Mazda. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn giảm 3% kể từ đầu quý 3/2010 đến nay và Nhật Bản là thị trường chứng khoán hoạt động yếu kém thứ ba tại khu vực châu Á trong năm nay.
TrimTabs Investment Research nhận định các mức giá cổ phiếu tương đối thấp có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu mua vào tranh thủ lúc giá rẻ, nhưng chúng ta sẽ không thể chứng kiến thị trường thoát khỏi vòng xoáy đi xuống cho đến khi các chỉ số kinh tế vốn là động lực đi lên cho thị trường có chiều hướng tốt lên.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hongkong chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hongkong ghi thêm 78,41 điểm (0,37%) lên 21.167,27 điểm. Còn tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, việc Ngân hàng trung ương nước này quyết định giữ nguyen lãi suất cơ bản ở gần mức thấp kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp đóng vai trò là tác nhân kéo chỉ số KOSPI tăng 5,14 điểm (0,29%) lên 1.784,36 điểm.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Philippines cũng bước sang phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp, với chỉ số tiêu chuẩn tăng 97,83 điểm (2,57%) lên mức cao kỷ lục 3.902,56 điểm, nâng tổng mức tăng trong đợt lên điểm này lên 9,67%, khi giới đầu tư ngày càng tin tưởng vào triển vọng kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc chịu sức ép đi xuống trước những lo ngại rằng các quan chức nước này có thể sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp mới nhằm hạ nhiệt khu vực bất động sản. Chỉ số Shanghai Composite tại thị trường chứng khoán Thượng Hải bị mất 38,94 điểm (1,44%) xuống 2.656,35 điểm, với cổ phiếu của các công ty phát triển bất động sản và ngân hàng giảm giá mạnh nhất.
Ben Kwong Man Bun, cán bộ điều hành thuộc công ty chứng khoán KGI ở Hongkong, nhận xét sự phục hồi tại Phố Wall đang giúp khôi phục nhu cầu mua vào, nhưng thị trường vẫn đang thiếu vắng các động lực mới, trong khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các số liệu kinh tế giữa lúc họ vẫn đang lo ngại về khả năng Chính phủ Trung Quốc áp dụng các biện pháp mới nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo ông, tâm lý giới đầu tư cũng đang chịu sự chi phối của làn sóng bán tháo cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)