Sự lạc quan gia tăng về khả năng giới chức châu Âu sẽ đồng thuận về kế hoạch trợ giúp Hy Lạp giải quyết khủng hoảng nợ đã hỗ trợ hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á trong phiên 28/6.
Tuy nhiên, những lo ngại về đình công tại Hy Lạp nhằm phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ lại gây áp lực lên tâm lý của các nhà đầu tư, khiến chứng khoán khu vực trở nên "chông chênh."
Thị trường thế giới đang tập trung theo dõi những diễn biến từ Athen, trong bối cảnh Quốc hội Hy Lạp đang thảo luận về chương trình khắc khổ mới trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức trong ngày 29/6. Rất nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp sẽ lây lan sang các nền kinh tế khác, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Tuy nhiên, những lo ngại vơi đi ít nhiều sau khi có thông tin rằng Khu vực đồng euro (Eurozone) đang chuẩn bị "Phương án B" cho Hy Lạp đề phòng trường hợp Quốc hội nước này không thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới.
Một quan chức châu Âu giấu tên tiết lộ thông tin này ngày 27/6, khi Quốc hội Hy Lạp bắt đầu phiên thảo luận về một loạt biện pháp cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa mà Athens đệ trình.
Kết thúc phiên 28/6 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 70,67 điểm lên 9.648,98 điểm, chủ yếu nhờ các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu được giá.
Trong phiên này, hy vọng gia tăng về khả năng Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" đã giúp đồng euro tăng giá so với yen Nhật, qua đó làm lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Trong thư gửi khách hàng, hãng Credit Agricole nhận định: "Trong những ngày tới, định hướng thị trường sẽ đến từ Athen hơn là những số liệu thống kê về kinh tế."
Tại Trung Quốc (cả đại lục và hải ngoại), hai thị trường chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều nhích lên, theo đó lần lượt chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng rất nhẹ 0,97 điểm lên 2.759,20 điểm và chỉ số Hang Seng cũng tăng 20,01 điểm lên 22.061,78 điểm. Tuy nhiên, chứng khoán Đài Bắc lại giảm 21,3 điểm xuống 8.478,86 điểm.
Theo giới phân tích, sự lạc quan thận trọng của giới đầu tư đã giúp chứng khoán châu Á ghi điểm, song số điểm ghi được khá ít ỏi do nhiều nhà đầu tư vẫn đẩy mạnh bán ra vì sợ rủi ro./.
Tuy nhiên, những lo ngại về đình công tại Hy Lạp nhằm phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ lại gây áp lực lên tâm lý của các nhà đầu tư, khiến chứng khoán khu vực trở nên "chông chênh."
Thị trường thế giới đang tập trung theo dõi những diễn biến từ Athen, trong bối cảnh Quốc hội Hy Lạp đang thảo luận về chương trình khắc khổ mới trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức trong ngày 29/6. Rất nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp sẽ lây lan sang các nền kinh tế khác, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Tuy nhiên, những lo ngại vơi đi ít nhiều sau khi có thông tin rằng Khu vực đồng euro (Eurozone) đang chuẩn bị "Phương án B" cho Hy Lạp đề phòng trường hợp Quốc hội nước này không thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" mới.
Một quan chức châu Âu giấu tên tiết lộ thông tin này ngày 27/6, khi Quốc hội Hy Lạp bắt đầu phiên thảo luận về một loạt biện pháp cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa mà Athens đệ trình.
Kết thúc phiên 28/6 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 70,67 điểm lên 9.648,98 điểm, chủ yếu nhờ các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu được giá.
Trong phiên này, hy vọng gia tăng về khả năng Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" đã giúp đồng euro tăng giá so với yen Nhật, qua đó làm lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Trong thư gửi khách hàng, hãng Credit Agricole nhận định: "Trong những ngày tới, định hướng thị trường sẽ đến từ Athen hơn là những số liệu thống kê về kinh tế."
Tại Trung Quốc (cả đại lục và hải ngoại), hai thị trường chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều nhích lên, theo đó lần lượt chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng rất nhẹ 0,97 điểm lên 2.759,20 điểm và chỉ số Hang Seng cũng tăng 20,01 điểm lên 22.061,78 điểm. Tuy nhiên, chứng khoán Đài Bắc lại giảm 21,3 điểm xuống 8.478,86 điểm.
Theo giới phân tích, sự lạc quan thận trọng của giới đầu tư đã giúp chứng khoán châu Á ghi điểm, song số điểm ghi được khá ít ỏi do nhiều nhà đầu tư vẫn đẩy mạnh bán ra vì sợ rủi ro./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)