Trong phiên giao dịch ngày 21/1, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống, sau khi Trung Quốc công bố thống kê về sức tăng trưởng kinh tế nước này trong quý IV/2009, làm dấy lên tâm lý lo ngại về "năng lực" của Bắc Kinh trong việc tránh để tình trạng kinh tế quá nóng mà không làm trật bánh xe phục hồi.
Trung Quốc tuyên bố là nước đầu tiên trên thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,7% trong quý IV/2009 và 8,7% trong cả năm 2009.
Nền kinh tế Trung Quốc bình phục với tốc độ chóng mặt, còn lạm phát đang có dấu hiệu tăng lên. Tất cả những hiện tượng này cho thấy Trung Quốc có thể sẽ áp dụng thêm những biện pháp nhằm kiềm chế hoạt động cho vay ngân hàng và "làm nguội" nền kinh tế.
Theo các chuyên gia phân tích, các nhà đầu tư chứng khoán đang bị sức ép lớn, do khó đoán định được những động thái của Bắc Kinh nhằm tránh để nền kinh tế quá nóng.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải lên kế hoạch để đối phó với những thách thức như bong bóng bất động sản, lạm phát và tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Phiên 21/1, chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,62%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 tăng 1,22%, trong bối cảnh đồng yen khá ổn định và tâm lý lạc quan về các cổ phiếu công nghệ.
Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng là động lực giúp chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 0,45%.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng nhích nhẹ trong phiên 21/1.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng tại thị trường Hongkong lại giảm 1,99% do tâm lý lo ngại về các quyết sách của Bắc Kinh trong thời gian tới.
Thị trường Ấn Độ và hầu hết các sàn chứng khoán ở Đông Nam Á đều giảm điểm trong phiên 21/1.
Trong khi đó, tại Phố Wall ngày 20/1, những báo cáo đáng thất vọng về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ đã khiến chỉ số Dow Jones giảm 122,28 điểm (mức giảm lớn nhất kể từ ngày 17/12/2009), xuống 10.603,15 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 1,1% xuống 1.138,04 điểm, trong khi Nasdaq giảm 1,3% xuống 2.291,25 điểm.
Giới tài chính dự báo chứng khoán châu Âu sẽ lên điểm khi mở cửa phiên 21/1, sau khi đã trải qua một phiên bán tháo trước đó./.
Trung Quốc tuyên bố là nước đầu tiên trên thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,7% trong quý IV/2009 và 8,7% trong cả năm 2009.
Nền kinh tế Trung Quốc bình phục với tốc độ chóng mặt, còn lạm phát đang có dấu hiệu tăng lên. Tất cả những hiện tượng này cho thấy Trung Quốc có thể sẽ áp dụng thêm những biện pháp nhằm kiềm chế hoạt động cho vay ngân hàng và "làm nguội" nền kinh tế.
Theo các chuyên gia phân tích, các nhà đầu tư chứng khoán đang bị sức ép lớn, do khó đoán định được những động thái của Bắc Kinh nhằm tránh để nền kinh tế quá nóng.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải lên kế hoạch để đối phó với những thách thức như bong bóng bất động sản, lạm phát và tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Phiên 21/1, chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,62%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 tăng 1,22%, trong bối cảnh đồng yen khá ổn định và tâm lý lạc quan về các cổ phiếu công nghệ.
Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng là động lực giúp chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 0,45%.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng nhích nhẹ trong phiên 21/1.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng tại thị trường Hongkong lại giảm 1,99% do tâm lý lo ngại về các quyết sách của Bắc Kinh trong thời gian tới.
Thị trường Ấn Độ và hầu hết các sàn chứng khoán ở Đông Nam Á đều giảm điểm trong phiên 21/1.
Trong khi đó, tại Phố Wall ngày 20/1, những báo cáo đáng thất vọng về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ đã khiến chỉ số Dow Jones giảm 122,28 điểm (mức giảm lớn nhất kể từ ngày 17/12/2009), xuống 10.603,15 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 1,1% xuống 1.138,04 điểm, trong khi Nasdaq giảm 1,3% xuống 2.291,25 điểm.
Giới tài chính dự báo chứng khoán châu Âu sẽ lên điểm khi mở cửa phiên 21/1, sau khi đã trải qua một phiên bán tháo trước đó./.
Hương Giang (Vietnam+)