Theo đánh đánh giá của giới chuyên gia, thị trường chứng khoán chao đảo trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Ngân hàng thương mại cổ phần ACB bất ngờ bị bắt là phản ứng có phần hơi thái quá.
Tính cả hai phiên 21 và 22/8, chỉ số VN-Index đã để tuột tay trên 26 điểm, tương tự HNX-Index cũng đánh mất tới 6 điểm và bỏ qua mọi nỗ lực hồi phục từ hồi đầu tháng đến nay.
Mặc dù đà rơi của thị trường chứng khoán trong phiên 22/8 đã có dấu hiệu chững lại, song tâm lý thị trường vẫn còn rất yếu. Số lượng các mã chứng khoán bị đẩy bán ở mức giá giảm kịch biên độ còn rất lớn. Kết thúc phiên giao dịch, số mã chứng khoán giảm sàn trên HoSE là 123 mã và tại HNX là 99 mã.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư tại Sàn chứng khoán SSI cho biết, nhờ có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán lâu năm, nên ông Tuấn Anh đã phản ứng với thông tin trên rất nhanh. Ngay trong thời điểm đầu giờ sáng (21/8) ông Tuấn Anh đã bán hết cả 6 mã chứng khoán có trong tài khoản, thậm chí là cả các mã không liên quan và ít ảnh hưởng bởi sự kiện này như VNM, KLS, PVX…
“Cần phải quyết đoán trước những thông tin như trên. Nhiều nhà đầu tư khác đã không kịp trở tay sau khi thị trường thực sự có dấu hiệu xấu. Quan sát diễn biến thị trường cho thấy hoạt động bán không chỉ dừng lại ở sự hoảng loạn của các đầu tư cá nhân, mà những lệnh khối lượng lớn cũng đã được các nhà đầu tư lớn đẩy bán với khối lượng lớn,” ông Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, trên thực tế trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 21/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã nhấn mạnh ông Kiên bị bắt là do các giao dịch của cá nhân ông Kiên và điều này không liên quan đến Ngần hàng thương mại ACB. Theo đó, Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ ACB trong trường hợp khách hàng rút tiền hàng loạt.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên Phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt, “Thật đáng tiếc là phát biểu của Thống đốc lại được đưa ra sau phiên giao dịch và cổ phiếu của ACB (chiếm khoảng 23% tổng giá trị vốn hóa của sàn HNX) đã bị giảm tới 7%, bẳng mức tối đa theo quy định của sàn này.”
Ông Minh cho biết, trước phiên giao dịch đầy biến động (21/8), cả hai sàn niêm yết vừa mới vượt qua ngưỡng kháng cự kỹ thuật được vài ngày, trong đó khối các nhà đầu tư nước ngoài đã có đợt mua ròng mạnh nhất trong thời gian qua.
Ngay trong ngày 21/8, trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 132 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với phiên trước (20/8), khi tâm lý thị trường vẫn lạc quan và đặc biệt lực cầu tập trung mạnh tại các mã blue-chip như DPM, GAS, HSG, MBB, PVD và VCB.
Thêm vào đó, điểm tích cực của phiên (22/8) là lực mua trên thị trường đã được giữ khá ổn định ở một số mã cổ phiếu dẫn dắt như FPT, DPM, GAS, KDC, VNM…, song nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh như ACB, EIB, STB, SHB. Trong phiên này, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh ở nhóm cổ phiếu blue-chip.
Ông Hoàng Công Tuấn, chuyên viên phân tích-Công ty chứng khoán MBS cũng đồng tình cho rằng, các nhà đầu tư đã hoảng loạn thái quá khi đẩy áp lực bán chứng khoán lên tất cả các khối ngành. Trong khi thị trường ồ ạt bán tháo, thì vẫn có một bộ phận nhà đầu tư khác mạo hiểm mua vào.
“Vấn đề của thị trường hiện nay là không xác định được mức ảnh hưởng của thông tin này như thế nào, nên khiến mọi người rơi vào tình trạng đồn đoán. Do đó, theo tôi thị trường sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong vài phiên tới. Nhưng khi sự hoảng loạn qua đi, các cổ phiếu có tính cơ bản tốt, bị bán ‘oan’ sẽ có cơ hội tăng trưởng trở lại, song trái lại các cổ phiếu có kết quả kinh doanh yếu kém sẽ phải hứng chịu áp lực bán mạnh hơn rất nhiều,” ông Tuấn phân tích./.
Tính cả hai phiên 21 và 22/8, chỉ số VN-Index đã để tuột tay trên 26 điểm, tương tự HNX-Index cũng đánh mất tới 6 điểm và bỏ qua mọi nỗ lực hồi phục từ hồi đầu tháng đến nay.
Mặc dù đà rơi của thị trường chứng khoán trong phiên 22/8 đã có dấu hiệu chững lại, song tâm lý thị trường vẫn còn rất yếu. Số lượng các mã chứng khoán bị đẩy bán ở mức giá giảm kịch biên độ còn rất lớn. Kết thúc phiên giao dịch, số mã chứng khoán giảm sàn trên HoSE là 123 mã và tại HNX là 99 mã.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư tại Sàn chứng khoán SSI cho biết, nhờ có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán lâu năm, nên ông Tuấn Anh đã phản ứng với thông tin trên rất nhanh. Ngay trong thời điểm đầu giờ sáng (21/8) ông Tuấn Anh đã bán hết cả 6 mã chứng khoán có trong tài khoản, thậm chí là cả các mã không liên quan và ít ảnh hưởng bởi sự kiện này như VNM, KLS, PVX…
“Cần phải quyết đoán trước những thông tin như trên. Nhiều nhà đầu tư khác đã không kịp trở tay sau khi thị trường thực sự có dấu hiệu xấu. Quan sát diễn biến thị trường cho thấy hoạt động bán không chỉ dừng lại ở sự hoảng loạn của các đầu tư cá nhân, mà những lệnh khối lượng lớn cũng đã được các nhà đầu tư lớn đẩy bán với khối lượng lớn,” ông Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, trên thực tế trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 21/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã nhấn mạnh ông Kiên bị bắt là do các giao dịch của cá nhân ông Kiên và điều này không liên quan đến Ngần hàng thương mại ACB. Theo đó, Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ ACB trong trường hợp khách hàng rút tiền hàng loạt.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên Phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt, “Thật đáng tiếc là phát biểu của Thống đốc lại được đưa ra sau phiên giao dịch và cổ phiếu của ACB (chiếm khoảng 23% tổng giá trị vốn hóa của sàn HNX) đã bị giảm tới 7%, bẳng mức tối đa theo quy định của sàn này.”
Ông Minh cho biết, trước phiên giao dịch đầy biến động (21/8), cả hai sàn niêm yết vừa mới vượt qua ngưỡng kháng cự kỹ thuật được vài ngày, trong đó khối các nhà đầu tư nước ngoài đã có đợt mua ròng mạnh nhất trong thời gian qua.
Ngay trong ngày 21/8, trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 132 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với phiên trước (20/8), khi tâm lý thị trường vẫn lạc quan và đặc biệt lực cầu tập trung mạnh tại các mã blue-chip như DPM, GAS, HSG, MBB, PVD và VCB.
Thêm vào đó, điểm tích cực của phiên (22/8) là lực mua trên thị trường đã được giữ khá ổn định ở một số mã cổ phiếu dẫn dắt như FPT, DPM, GAS, KDC, VNM…, song nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh như ACB, EIB, STB, SHB. Trong phiên này, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh ở nhóm cổ phiếu blue-chip.
Ông Hoàng Công Tuấn, chuyên viên phân tích-Công ty chứng khoán MBS cũng đồng tình cho rằng, các nhà đầu tư đã hoảng loạn thái quá khi đẩy áp lực bán chứng khoán lên tất cả các khối ngành. Trong khi thị trường ồ ạt bán tháo, thì vẫn có một bộ phận nhà đầu tư khác mạo hiểm mua vào.
“Vấn đề của thị trường hiện nay là không xác định được mức ảnh hưởng của thông tin này như thế nào, nên khiến mọi người rơi vào tình trạng đồn đoán. Do đó, theo tôi thị trường sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong vài phiên tới. Nhưng khi sự hoảng loạn qua đi, các cổ phiếu có tính cơ bản tốt, bị bán ‘oan’ sẽ có cơ hội tăng trưởng trở lại, song trái lại các cổ phiếu có kết quả kinh doanh yếu kém sẽ phải hứng chịu áp lực bán mạnh hơn rất nhiều,” ông Tuấn phân tích./.
Linh Chi (Vietnam+)