Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch ngày 18/10, khi thị trường đón nhận báo cáo mới nhất về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, số liệu tích cực về thị trường nhà đất của Mỹ và những hy vọng mới về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng góp phần củng cố lòng tin của giới đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 176,31 điểm, tương đương 2%, lên 8.982,86 điểm. Đáng chú ý là giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu hàng đầu Nhật Bản đều tăng mạnh nhờ sự hỗ trợ của đồng yên yếu; trong đó cổ phiếu của nhà chế tạo máy công nghiệp Komatsu tăng 4,66% lên 1.705 yen/cổ phiếu; còn cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Honda Motor tăng 3,98%, lên 2.557 yen/cổ phiếu.
Tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng tăng “khiêm tốn” 3,97 điểm (0,2%), chốt ở mức 1.959,12 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 31,2 điểm ( 0,69%), lên 4.559,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, “sắc xanh” cũng tiếp tục hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, sau khi Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 năm nay đạt 7,4%, nằm trong khoảng dự báo của giới phân tích. Điều đó cho thấy dù mức tăng trưởng trên không cao song nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang khá ổn định.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của nước này đều bật tăng trong tháng Chín vừa qua, cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Đóng cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 102,07 điểm (0,48%) và 26,07 điểm (1,24%), lên 21.518,71 điểm và 2.131,69 điểm.
Thêm vào đó, thị trường cổ phiếu châu Á còn nhận được sự hậu thuẫn bởi số liệu tích cực mới đây của thị trường nhà đất tại Mỹ, cũng như tín hiệu tích cực từ châu Âu, khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s quyết định không hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha.
Bất chấp báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của hai tập đoàn phần mềm IBM và Intel, chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng đi lên trong phiên giao dịch đêm trước (17/10), nhờ số liệu tích cực mới đây từ thị trường nhà đất trong nước.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 5,22 điểm, tương đương 0,04%, lên 13.557 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 5,99 điểm (0,41%), đóng cửa ở mức 1.460,91 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng khiêm tốn 2,95 điểm (0,10%), lên 3.104,12 điểm.
Nối gót đà tăng điểm mạnh của phiên trước, Phố Wall tiếp tục duy trì “sắc xanh” trong ngày giao dịch 17/10, khi thị trường đón nhận thông tin cho hay số nhà mới xây tại Mỹ trong tháng Chín vừa qua đã tăng 15%, lên 872.000 căn, mức cao nhất trong hơn bốn năm và vượt xa dự báo của giới phân tích kinh tế. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự phục hồi với tốc độ nhanh của lĩnh vực bất động sản tại Mỹ và nó cũng sẽ tạo đà cho sự hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới, thị trường lao động Mỹ được dự báo cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, sức tăng của các chỉ số vẫn còn bị hạn chế bởi giới đầu tư vẫn thận trọng theo dõi các báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay của các doanh nghiệp Mỹ, nhất là sau khi hai tập đoàn phần mềm hàng đầu nước này là IBM và Intel vừa công bố các số liệu không mấy lạc quan về lợi nhuận trong quý vừa qua do doanh số bán hàng sụt giảm mạnh. Đóng cửa, giá cổ phiếu IBM và Intel lần lượt hạ 4,9% và 2,5%.
Cũng trong phiên giao dịch này, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, sau khi Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ bị hãng đánh giá tín dụng Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,69%, lên 5.910,91 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng ghi thêm 0,76%, lên 3.527,50 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng tiến 0,25%, lên 7.394,55 điểm./.
Ngoài ra, số liệu tích cực về thị trường nhà đất của Mỹ và những hy vọng mới về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng góp phần củng cố lòng tin của giới đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 176,31 điểm, tương đương 2%, lên 8.982,86 điểm. Đáng chú ý là giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu hàng đầu Nhật Bản đều tăng mạnh nhờ sự hỗ trợ của đồng yên yếu; trong đó cổ phiếu của nhà chế tạo máy công nghiệp Komatsu tăng 4,66% lên 1.705 yen/cổ phiếu; còn cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Honda Motor tăng 3,98%, lên 2.557 yen/cổ phiếu.
Tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng tăng “khiêm tốn” 3,97 điểm (0,2%), chốt ở mức 1.959,12 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 31,2 điểm ( 0,69%), lên 4.559,4 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, “sắc xanh” cũng tiếp tục hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, sau khi Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 năm nay đạt 7,4%, nằm trong khoảng dự báo của giới phân tích. Điều đó cho thấy dù mức tăng trưởng trên không cao song nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang khá ổn định.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của nước này đều bật tăng trong tháng Chín vừa qua, cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Đóng cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 102,07 điểm (0,48%) và 26,07 điểm (1,24%), lên 21.518,71 điểm và 2.131,69 điểm.
Thêm vào đó, thị trường cổ phiếu châu Á còn nhận được sự hậu thuẫn bởi số liệu tích cực mới đây của thị trường nhà đất tại Mỹ, cũng như tín hiệu tích cực từ châu Âu, khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s quyết định không hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha.
Bất chấp báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của hai tập đoàn phần mềm IBM và Intel, chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng đi lên trong phiên giao dịch đêm trước (17/10), nhờ số liệu tích cực mới đây từ thị trường nhà đất trong nước.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 5,22 điểm, tương đương 0,04%, lên 13.557 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 5,99 điểm (0,41%), đóng cửa ở mức 1.460,91 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng khiêm tốn 2,95 điểm (0,10%), lên 3.104,12 điểm.
Nối gót đà tăng điểm mạnh của phiên trước, Phố Wall tiếp tục duy trì “sắc xanh” trong ngày giao dịch 17/10, khi thị trường đón nhận thông tin cho hay số nhà mới xây tại Mỹ trong tháng Chín vừa qua đã tăng 15%, lên 872.000 căn, mức cao nhất trong hơn bốn năm và vượt xa dự báo của giới phân tích kinh tế. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự phục hồi với tốc độ nhanh của lĩnh vực bất động sản tại Mỹ và nó cũng sẽ tạo đà cho sự hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới, thị trường lao động Mỹ được dự báo cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, sức tăng của các chỉ số vẫn còn bị hạn chế bởi giới đầu tư vẫn thận trọng theo dõi các báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay của các doanh nghiệp Mỹ, nhất là sau khi hai tập đoàn phần mềm hàng đầu nước này là IBM và Intel vừa công bố các số liệu không mấy lạc quan về lợi nhuận trong quý vừa qua do doanh số bán hàng sụt giảm mạnh. Đóng cửa, giá cổ phiếu IBM và Intel lần lượt hạ 4,9% và 2,5%.
Cũng trong phiên giao dịch này, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, sau khi Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ bị hãng đánh giá tín dụng Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,69%, lên 5.910,91 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng ghi thêm 0,76%, lên 3.527,50 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng tiến 0,25%, lên 7.394,55 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)