Tiếp nối phiên tăng điểm đêm trước trên thị trường chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á mở cửa phiên 10/1 đều đồng loạt tăng điểm.
Tuy nhiên, mức tăng tại hai thị trường Thượng Hải và Hong Kong có phần khiêm tốn, lần lượt là 0,24% và 21,60 điểm, do nhà đầu tư còn có ý chờ đợi các số liệu về thương mại của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Còn tại Nhật Bản, thị trường cổ phiếu tiếp tục hưởng lợi nhờ đồng yên yếu cùng chương trình kích thích kinh tế vừa được công bố. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn kỳ vọng vào những động thái tiếp theo của chính phủ mới của ông Shinzo Abe nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Ngày 9/1 vừa qua, tân Thủ tướng Abe vừa tái nhắc lại lời kêu gọi Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, ông Masaaki Shirakawa, về việc đưa mục tiêu lạm phát năm nay ở mức 2% vào chương trình nghị sự của cuộc họp chính sách của ngân hàng vào cuối tháng này. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,94% tính tới gần cuối phiên sáng.
Đêm trước (9/1) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đã kết thúc chuỗi hai phiên liền giảm điểm trước đó, đảo chiều đi lên trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi các kết quả kinh doanh quý 4/2012 của các doanh nghiệp.
Đóng cửa phiên 9/1, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 61,66 điểm (0,46%) lên 13.390,51 điểm; S&P 500 tiến 3,87 điểm (0,27%) lên 1.461,02 điểm, và Nasdaq Composite nhảy 14 điểm (0,45%) lên 3.105,81 điểm.
Cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng hồ hởi đi lên, nhờ những tín hiệu ban đầu khả quan về mùa báo cáo lợi nhuận cuối năm của các doanh nghiệp Mỹ, cũng như triển vọng tươi sáng hơn của lĩnh vực ngân hàng.
Đóng cửa phiên 9/1, cả ba chỉ số chính của khu vực đều bao phủ màu xanh, trong đó FTSE 100 của Anh tiến thêm 0,74% lên 6.098,65 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 5/2008; DAX 30 của Đức ghi thêm 0,32% lên 7.702,47 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,31% lên 3.717,45 điểm./.
Tuy nhiên, mức tăng tại hai thị trường Thượng Hải và Hong Kong có phần khiêm tốn, lần lượt là 0,24% và 21,60 điểm, do nhà đầu tư còn có ý chờ đợi các số liệu về thương mại của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Còn tại Nhật Bản, thị trường cổ phiếu tiếp tục hưởng lợi nhờ đồng yên yếu cùng chương trình kích thích kinh tế vừa được công bố. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn kỳ vọng vào những động thái tiếp theo của chính phủ mới của ông Shinzo Abe nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Ngày 9/1 vừa qua, tân Thủ tướng Abe vừa tái nhắc lại lời kêu gọi Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, ông Masaaki Shirakawa, về việc đưa mục tiêu lạm phát năm nay ở mức 2% vào chương trình nghị sự của cuộc họp chính sách của ngân hàng vào cuối tháng này. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,94% tính tới gần cuối phiên sáng.
Đêm trước (9/1) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đã kết thúc chuỗi hai phiên liền giảm điểm trước đó, đảo chiều đi lên trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi các kết quả kinh doanh quý 4/2012 của các doanh nghiệp.
Đóng cửa phiên 9/1, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 61,66 điểm (0,46%) lên 13.390,51 điểm; S&P 500 tiến 3,87 điểm (0,27%) lên 1.461,02 điểm, và Nasdaq Composite nhảy 14 điểm (0,45%) lên 3.105,81 điểm.
Cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng hồ hởi đi lên, nhờ những tín hiệu ban đầu khả quan về mùa báo cáo lợi nhuận cuối năm của các doanh nghiệp Mỹ, cũng như triển vọng tươi sáng hơn của lĩnh vực ngân hàng.
Đóng cửa phiên 9/1, cả ba chỉ số chính của khu vực đều bao phủ màu xanh, trong đó FTSE 100 của Anh tiến thêm 0,74% lên 6.098,65 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 5/2008; DAX 30 của Đức ghi thêm 0,32% lên 7.702,47 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,31% lên 3.717,45 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)