Sau khi "lao dốc không phanh" trong phiên ngày 15/6, đà đi xuống của chứng khoán Mỹ đã phần nào chậm lại trong phiên giao dịch ngày 16/6 khi nỗi lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Hy Lạp được tạm gác lại trước một số thông tin khá khả quan của nền kinh tế Mỹ.
Đóng cửa phiên ngày 16/6, ba chỉ số chính của Phố Wall biến động không đồng nhất, trong đó Dow Jones lấy lại được 64,25 điểm đã để mất trong phiên hôm trước, tương ứng với mức tăng 0,54%, lên 11.961,52 điểm; Standard & Poor's 500 cũng tăng nhẹ 2,22 điểm (0,18%) lên 1.267,64 điểm. Chỉ có Nasdaq vẫn tiếp tục mất điểm khi giảm nhẹ 7,76 điểm (0,29%) xuống 2.623,70 điểm.
Nâng đỡ Phố Wall trong phiên này là một số thông tin khá tích cực từ nền kinh tế Mỹ, trong đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước (kết thúc ngày 10/6) đã giảm xuống còn 414.000 người, giảm 4% so với tuần trước đó.
Lĩnh vực nhà đất cũng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc khi tăng trưởng ngoài dự kiến trong tháng Năm, tăng tới 3,5% so với tháng Tư. Thị trường trái phiếu cũng tốt lên với lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm từ mức 2,97% xuống còn 2,91% và kỳ hạn 30 năm giảm từ 4,20% xuống 4,16%.
Tuy nhiên, các thị trường châu Âu trong cùng phiên vẫn tiếp tục đà sụt giảm mạnh từ phiên trước khi việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vẫn còn bế tắc, cùng những bất ổn về chính trị và xã hội của quốc gia đang đứng bên bờ vực phá sản này.
Chốt phiên ngày 16/6, cả ba chỉ số chính của khu vực đều đồng loạt sụt giảm, tuy nhiên mức độ sụt giảm đã phần nào chậm lại so với phiên trước, trong đó FTSE 100 của Anh giảm 0,76%, DAX của Đức mất nhẹ 0,075% và CAC 40 của Pháp lùi 0,38%.
Bước sang phiên cuối tuần ngày 17/6 trên các thị trường châu Á, các sàn chứng khoán trong khu vực đã ngừng lại đà lao dốc khủng khiếp trong phiên trước và biến động không đồng nhất khi vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo cơ bản trên. Tuy nhiên, màu đỏ vẫn là màu chủ đạo trên các bảng điện tử trong khu vực, khi tâm điểm của thị trường trong những ngày này vẫn dồn vào châu Âu.
Tâm lý thị trường vẫn rất xấu khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn chìm sâu trong bế tắc, khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng châu Âu căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác. Thậm chí một chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Ichiyoshi Investment Management có trụ sở tại Tokyo đã cảnh báo về một vụ "Lehman Moment" mới đối với khu vực Eurozone, ám chỉ vụ sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers hồi năm 2008 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Cuối ngày 17/6, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến Berlin để hội kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel bàn về tình hình kinh tế Eurozone. Còn trong hai ngày 19-20/6, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone lại nhóm họp để thảo luận về gói giải cứu thứ hai giành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cho dù những giải pháp tạm thời nào đó cho phép Hy Lạp có thể trụ vững được trong những ngày tới thì giới đầu tư vẫn sẽ tiếp tục hoài nghi về triển vọng của quốc gia này. Trong khi đó, nhiều quan chức cấp cao tin rằng cuộc họp này sẽ đạt được đồng thuận về vấn đề Hy Lạp.
Đóng cửa phiên 17/6 tại Tokyo, chỉ số Nikkei-225 đóng cửa tiếp tục để mất 0,64% (-59,88 điểm) xuống 9.351,40 điểm, khi giới đầu tư "xả" ra các cổ phiếu blue-chip do lo ngại tình hình bất ổn tại Hy Lạp và sự mất giá của đồng euro so với đồng yen. Các thị trường chủ chốt khác cũng đều đi xuống, với Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines lần lượt để mất 1,17%; 0,81%; 0,21%; và 0,48%. Duy chỉ có Australia là đi ngược xu hướng chung khi tăng 0,52%.
Giới phân tích cho hay, bất cứ một tiến triển nào trong tình hình giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp cũng sẽ đóng vai trò định hướng chủ chốt trên các thị trường cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhiều nhà đầu tư hiện đang chọn giải pháp đứng ngoài thị trường chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn về vấn đề này cũng như từ triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ./.
Đóng cửa phiên ngày 16/6, ba chỉ số chính của Phố Wall biến động không đồng nhất, trong đó Dow Jones lấy lại được 64,25 điểm đã để mất trong phiên hôm trước, tương ứng với mức tăng 0,54%, lên 11.961,52 điểm; Standard & Poor's 500 cũng tăng nhẹ 2,22 điểm (0,18%) lên 1.267,64 điểm. Chỉ có Nasdaq vẫn tiếp tục mất điểm khi giảm nhẹ 7,76 điểm (0,29%) xuống 2.623,70 điểm.
Nâng đỡ Phố Wall trong phiên này là một số thông tin khá tích cực từ nền kinh tế Mỹ, trong đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước (kết thúc ngày 10/6) đã giảm xuống còn 414.000 người, giảm 4% so với tuần trước đó.
Lĩnh vực nhà đất cũng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc khi tăng trưởng ngoài dự kiến trong tháng Năm, tăng tới 3,5% so với tháng Tư. Thị trường trái phiếu cũng tốt lên với lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm từ mức 2,97% xuống còn 2,91% và kỳ hạn 30 năm giảm từ 4,20% xuống 4,16%.
Tuy nhiên, các thị trường châu Âu trong cùng phiên vẫn tiếp tục đà sụt giảm mạnh từ phiên trước khi việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vẫn còn bế tắc, cùng những bất ổn về chính trị và xã hội của quốc gia đang đứng bên bờ vực phá sản này.
Chốt phiên ngày 16/6, cả ba chỉ số chính của khu vực đều đồng loạt sụt giảm, tuy nhiên mức độ sụt giảm đã phần nào chậm lại so với phiên trước, trong đó FTSE 100 của Anh giảm 0,76%, DAX của Đức mất nhẹ 0,075% và CAC 40 của Pháp lùi 0,38%.
Bước sang phiên cuối tuần ngày 17/6 trên các thị trường châu Á, các sàn chứng khoán trong khu vực đã ngừng lại đà lao dốc khủng khiếp trong phiên trước và biến động không đồng nhất khi vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo cơ bản trên. Tuy nhiên, màu đỏ vẫn là màu chủ đạo trên các bảng điện tử trong khu vực, khi tâm điểm của thị trường trong những ngày này vẫn dồn vào châu Âu.
Tâm lý thị trường vẫn rất xấu khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn chìm sâu trong bế tắc, khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng châu Âu căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác. Thậm chí một chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Ichiyoshi Investment Management có trụ sở tại Tokyo đã cảnh báo về một vụ "Lehman Moment" mới đối với khu vực Eurozone, ám chỉ vụ sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers hồi năm 2008 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Cuối ngày 17/6, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến Berlin để hội kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel bàn về tình hình kinh tế Eurozone. Còn trong hai ngày 19-20/6, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone lại nhóm họp để thảo luận về gói giải cứu thứ hai giành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cho dù những giải pháp tạm thời nào đó cho phép Hy Lạp có thể trụ vững được trong những ngày tới thì giới đầu tư vẫn sẽ tiếp tục hoài nghi về triển vọng của quốc gia này. Trong khi đó, nhiều quan chức cấp cao tin rằng cuộc họp này sẽ đạt được đồng thuận về vấn đề Hy Lạp.
Đóng cửa phiên 17/6 tại Tokyo, chỉ số Nikkei-225 đóng cửa tiếp tục để mất 0,64% (-59,88 điểm) xuống 9.351,40 điểm, khi giới đầu tư "xả" ra các cổ phiếu blue-chip do lo ngại tình hình bất ổn tại Hy Lạp và sự mất giá của đồng euro so với đồng yen. Các thị trường chủ chốt khác cũng đều đi xuống, với Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines lần lượt để mất 1,17%; 0,81%; 0,21%; và 0,48%. Duy chỉ có Australia là đi ngược xu hướng chung khi tăng 0,52%.
Giới phân tích cho hay, bất cứ một tiến triển nào trong tình hình giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp cũng sẽ đóng vai trò định hướng chủ chốt trên các thị trường cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhiều nhà đầu tư hiện đang chọn giải pháp đứng ngoài thị trường chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn về vấn đề này cũng như từ triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)