Ngày 9/2, thị trường dầu mỏ thế giới ghi nhận phiên thứ hai tăng giá, theo sau việc đồng USD bị mất giá so với đồng euro.
Tuy nhiên, sang ngày 10/2 tại châu Á, thị trường đã bị hụt hơi do giới đầu tư vẫn còn lo ngại về nhu cầu năng lượng yếu.
Tại New York kết thúc phiên 9/2, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 1,86USD lên 73,75 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tại London tăng 2,02USD lên 72,13 USD/thùng. Nhưng sang ngày 10/2, giá các hợp đồng này đã đảo chiều, lần lượt giảm 33 xu và 49 xu xuống 73,42 USD/thùng và 71,64 USD/thùng.
Costanzaa Jacazio, nhà phân tích thuộc Barclays Capital, nhận định giá dầu phiên 9/2 tăng trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong tâm lý đầu tư mạo hiểm, bất chấp những vấn đề về vị thế tài chính của châu Âu và tác động bất lợi của nó tới đà phục hồi kinh tế trong khu vực.
Còn theo ông Antoine Halff thuộc Newedge Group, nhân tố chính hỗ trợ thị trường là những diễn biến về tỷ giá hối đoái.
Sau khi bị giới đầu tư quay lưng lại trong vài tuần gần đây, đồng euro đã có bước phục hồi mạnh mẽ so với USD, khi có lúc vượt ngưỡng 1 euro ăn 1,38USD, trước kỳ vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.
Các nhà phân tích cho biết, thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ từ nguy cơ địa chính trị gia tăng sau khi Iran, nước sản xuất lớn thứ 2 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố tiếp tục quá trình làm giàu urani, và phớt lờ những cảnh báo từ các cường quốc trên thế giới về khả năng sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.
Tuy nhiên, những nhân tố hỗ hợ này đã bị lu mờ khi nỗi lo về nhu cầu thấp lại ập tới, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ thông báo bản báo cáo lượng dự trữ xăng dầu của nước này, thường được công bố vào thứ 4 hàng tuần, sẽ bị hoãn lại vào thứ 6 (tức ngày 12/2) do ảnh hưởng của thời tiết xấu.
Jason Feer, Phó Chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Argus Media, nhận định thực tế ngày càng rõ ràng rằng nhu cầu vẫn khá thấp ngay cả khi Bắc bán cầu đang ở giữa mùa Đông./.
Tuy nhiên, sang ngày 10/2 tại châu Á, thị trường đã bị hụt hơi do giới đầu tư vẫn còn lo ngại về nhu cầu năng lượng yếu.
Tại New York kết thúc phiên 9/2, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 1,86USD lên 73,75 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tại London tăng 2,02USD lên 72,13 USD/thùng. Nhưng sang ngày 10/2, giá các hợp đồng này đã đảo chiều, lần lượt giảm 33 xu và 49 xu xuống 73,42 USD/thùng và 71,64 USD/thùng.
Costanzaa Jacazio, nhà phân tích thuộc Barclays Capital, nhận định giá dầu phiên 9/2 tăng trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong tâm lý đầu tư mạo hiểm, bất chấp những vấn đề về vị thế tài chính của châu Âu và tác động bất lợi của nó tới đà phục hồi kinh tế trong khu vực.
Còn theo ông Antoine Halff thuộc Newedge Group, nhân tố chính hỗ trợ thị trường là những diễn biến về tỷ giá hối đoái.
Sau khi bị giới đầu tư quay lưng lại trong vài tuần gần đây, đồng euro đã có bước phục hồi mạnh mẽ so với USD, khi có lúc vượt ngưỡng 1 euro ăn 1,38USD, trước kỳ vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.
Các nhà phân tích cho biết, thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ từ nguy cơ địa chính trị gia tăng sau khi Iran, nước sản xuất lớn thứ 2 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố tiếp tục quá trình làm giàu urani, và phớt lờ những cảnh báo từ các cường quốc trên thế giới về khả năng sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.
Tuy nhiên, những nhân tố hỗ hợ này đã bị lu mờ khi nỗi lo về nhu cầu thấp lại ập tới, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ thông báo bản báo cáo lượng dự trữ xăng dầu của nước này, thường được công bố vào thứ 4 hàng tuần, sẽ bị hoãn lại vào thứ 6 (tức ngày 12/2) do ảnh hưởng của thời tiết xấu.
Jason Feer, Phó Chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Argus Media, nhận định thực tế ngày càng rõ ràng rằng nhu cầu vẫn khá thấp ngay cả khi Bắc bán cầu đang ở giữa mùa Đông./.
Phương Thảo (Vietnam+)