Một loạt tồn tại của thị trường lao động trong nước đã được nhìn nhận thẳng thắn tại Hội thảo tham vấn Chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 19/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm dễ nhận thấy của thị trường lao động Việt Nam là tính dư thừa bởi nếu rút bớt lao động trong thị trường đó thì lượng sản phẩm vẫn không bị suy giảm. Ở Việt Nam vẫn còn phổ biến tình trạng chia cắt, phân mảng lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế. Giữ vai trò chủ đạo nhưng thành phần kinh tế Nhà nước chỉ đóng góp 34% GDP và sử dụng 10% số lao động, trong khi tỷ lệ này ở khu vực ngoài nhà nước lần lượt là 47% và 87%.
Hệ số co giãn việc làm ở mức 0,28% (GDP tăng 1% thì việc làm chỉ tăng theo 0,28%) là mức thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tình trạng thiếu việc làm ở mức khá cao.
Trong năm 2008, cả nước có 1,43 triệu người thiếu việc, trong đó chiếm 1,4 triệu người ở khu vực nông thôn. Giá nhân công Việt Nam bị coi là rẻ, mức lương tối thiểu và mức lương cơ bản chỉ đáp ứng được 60-65% nhu cầu căn bản của người lao động và thấp hơn 20% so với mức lương thực phải chi trả trên thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực hầu hết chưa đạt yêu cầu. Năm 2009, tỷ lệ công nhân kỹ thuật lành nghề chỉ ở mức khiêm tốn 7%.
Ngoài ra, thị trường lao động Việt Nam còn bộc lộ một số điểm yếu về khung pháp lý, cơ chế đối thoại, tính an ninh, linh hoạt, vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ nhóm người yếu thế.
Theo đánh giá của bà Lin Lean Lim - chuyên gia cấp cao của ILO, khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Một trong nhiều nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện, trong khi tốc độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật lại theo cấp số nhân. Chính vấn đề giáo dục và đào tạo như hiện nay đã kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực, kéo theo sự suy giảm năng suất lao động và khả năng cạnh tranh quốc gia.
Đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp.
Theo dự đoán của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong thời kỳ 2011-2020, tốc độ lao động cả nước tăng gần 500.000 người/năm.
Đến năm 2020, tổng số lao động cả nước ước đạt đạt 53,14 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,5%, lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 51% vào năm 2010 xuống còn 31% trong năm 2020.
Cũng trong năm 2020, ước tính cả nước có 1,72 triệu người thất nghiệp và 15,7 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp./.
Điểm dễ nhận thấy của thị trường lao động Việt Nam là tính dư thừa bởi nếu rút bớt lao động trong thị trường đó thì lượng sản phẩm vẫn không bị suy giảm. Ở Việt Nam vẫn còn phổ biến tình trạng chia cắt, phân mảng lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế. Giữ vai trò chủ đạo nhưng thành phần kinh tế Nhà nước chỉ đóng góp 34% GDP và sử dụng 10% số lao động, trong khi tỷ lệ này ở khu vực ngoài nhà nước lần lượt là 47% và 87%.
Hệ số co giãn việc làm ở mức 0,28% (GDP tăng 1% thì việc làm chỉ tăng theo 0,28%) là mức thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tình trạng thiếu việc làm ở mức khá cao.
Trong năm 2008, cả nước có 1,43 triệu người thiếu việc, trong đó chiếm 1,4 triệu người ở khu vực nông thôn. Giá nhân công Việt Nam bị coi là rẻ, mức lương tối thiểu và mức lương cơ bản chỉ đáp ứng được 60-65% nhu cầu căn bản của người lao động và thấp hơn 20% so với mức lương thực phải chi trả trên thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực hầu hết chưa đạt yêu cầu. Năm 2009, tỷ lệ công nhân kỹ thuật lành nghề chỉ ở mức khiêm tốn 7%.
Ngoài ra, thị trường lao động Việt Nam còn bộc lộ một số điểm yếu về khung pháp lý, cơ chế đối thoại, tính an ninh, linh hoạt, vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ nhóm người yếu thế.
Theo đánh giá của bà Lin Lean Lim - chuyên gia cấp cao của ILO, khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Một trong nhiều nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện, trong khi tốc độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật lại theo cấp số nhân. Chính vấn đề giáo dục và đào tạo như hiện nay đã kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực, kéo theo sự suy giảm năng suất lao động và khả năng cạnh tranh quốc gia.
Đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp.
Theo dự đoán của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong thời kỳ 2011-2020, tốc độ lao động cả nước tăng gần 500.000 người/năm.
Đến năm 2020, tổng số lao động cả nước ước đạt đạt 53,14 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,5%, lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 51% vào năm 2010 xuống còn 31% trong năm 2020.
Cũng trong năm 2020, ước tính cả nước có 1,72 triệu người thất nghiệp và 15,7 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)