Trên thị trường quốc tế, USD đang có dấu hiệu yếu đi so với các đồng tiền mạnh khác mà với cả các đồng nội tệ của các thị trường mới nổi tại khu vực châu Á như Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philipines, Malaysia…
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, liên tục từ đầu tháng đến nay, giá USD luôn giữ ở mức cao. Đến ngày 18/10, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank USD (mua/bán) 19.490 đồng/19.500 đồng, còn ngoài thị trường chợ đen, giá USD (mua/bán) đứng ở mức 19.990 đồng/19.995 đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng những khó khăn trên thị trường tiền tệ chưa đủ gây biến động tới nền kinh tế ngay trong ngắn hạn, nhưng xét về lâu dài thì đáng phải quan tâm.
Trước mắt khó có sự biến động
Quan sát thị trường tiền tệ trong nước, chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành đưa ra quan điểm, từ đầu năm tới nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND tăng trên 5%, đây là việc làm rất cần thiết và phần nào phản ánh giá trị thực của VND.
Hiện tại, trên thị trường tự do chỉ số giá vàng và USD đang tăng khá cao, cùng với đó CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9/2010 cũng tăng mạnh. Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm, tạo ra nguy cơ mất cân đối ngoại tệ theo chiều hướng âm, điều này sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước đứng trước bài toán điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nhưng nếu tiếp tục thực hiện điều chỉnh tỷ giá ở thời điểm cuối năm sẽ tạo thêm áp lực lên chỉ số CPI, cũng như giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu do hoạt động sản xuất trong nước đang phụ thuộc nhiều vào máy móc, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Vì vậy việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá trước hay sau Tết, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần phải cân nhắc và rất thận trọng.
“Tuy nhiên cũng có một thuận lợi, đặc điểm ở Việt Nam thời điểm quý IV lượng kiều hối thường gia tăng đột biến, nguồn cung này sẽ góp phần giảm áp lực dự trữ ngoại tệ,” ông Thành nói.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Công ty chứng khoán Thăng Long nhận định, từ nay đến cuối năm mục tiêu điều tiết vĩ mô là phải ưu tiên kiềm chế lạm phát và nỗ lực cắt giảm mức lãi suất tín dụng. Do vậy, nhiều khả năng chính sách tiền tệ ở thời điểm quý IV sẽ không có biến động nhiều và tương đối ổn định.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong ngắn hạn tỷ giá vẫn ổn định do đồng USD đang mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam nếu có muốn cũng không dễ làm mất giá tiền VND hơn nữa.
Giảm ẩn họa cho nền kinh tế
Giữ đà tăng CPI và ổn định thị trường tiền tệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu từ nay đến cuối năm.
Xu hướng tăng CPI cộng thêm tâm lý lo ngại khi USD tăng giá trên thị trường tự do khiến dân chúng không còn hứng thú gửi VNĐ trong ngân hàng mà chuyển sang đầu tư các vào các tài sản khác như vàng, bất động sản… nhằm bảo vệ tài sản của mình và kỳ vọng sinh lời từ việc trượt giá.
Không chỉ người dân, ngay cả nhiều doanh nghiệp thay vì đổ tiền vào sản xuất lại cũng quay sang đầu tư tài chính (găm giữ ngoại tệ, lướt sóng trên thị trường chứng khoán hay thậm chí là đầu cơ nguyên, nhiên vật liệu... chờ kiếm chênh lệch).
Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, diễn biến thực tiễn của thị trường tiền tệ đang khuyến khích người dân chuyển sang đầu cơ tài chính và điều này thực sự là một ẩn họa với nền kinh tế.
Tiền nhàn rỗi trong dân sẽ nằm “chết” vào các dự án bất động sản, vào vàng, vào USD chờ “sóng” lên thay vì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, công tác điều hành tỷ giá, lãi suất đang đứng giữa ngã ba đường.
Hiện nay, ngân hàng muốn huy động thì phải tăng lãi tiết kiệm, dẫn đến lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam lên tới 80% đến 90% của các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp có đủ uy tín để tự huy động vốn trong xã hội, còn lại đa phần vẫn phải vay vốn từ ngân hàng. Do đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ đang giảm, trong đó có cả ngành ngân hàng,” Ông Cao Sĩ Kiêm cho hay.
Vì vậy, ổn định thị trường tiền tệ với tỷ giá hợp lý là biện pháp cần thiết và lầu dài. Tiến sỹ Phạm Thế Anh cho rằng, tiền đồng mạnh lên tuy làm giảm khả năng xuất khẩu trước mắt nhưng nỗi sợ hãi mất giá đồng tiền theo đó cũng giảm đi, từ đó khích thích dòng vốn đầu tư đổ vào sản xuất.
Hàng hóa dồi dào, đa dạng chủng loại, chất lượng nâng cao sẽ tiêu diệt được sự độc quyền, ép giá cũng như giảm thiểu nhập khẩu hàng tiêu dùng, qua đó áp lực CPI cũng tự khắc giảm.
Không chỉ có vậy, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động mới, nếu nền sản xuất phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho số lao động này. Do đó, vấn đề an sinh xã hội cũng sẽ được giải quyết và có thể tận dụng được lợi thế quốc gia./.
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, liên tục từ đầu tháng đến nay, giá USD luôn giữ ở mức cao. Đến ngày 18/10, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank USD (mua/bán) 19.490 đồng/19.500 đồng, còn ngoài thị trường chợ đen, giá USD (mua/bán) đứng ở mức 19.990 đồng/19.995 đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng những khó khăn trên thị trường tiền tệ chưa đủ gây biến động tới nền kinh tế ngay trong ngắn hạn, nhưng xét về lâu dài thì đáng phải quan tâm.
Trước mắt khó có sự biến động
Quan sát thị trường tiền tệ trong nước, chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành đưa ra quan điểm, từ đầu năm tới nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND tăng trên 5%, đây là việc làm rất cần thiết và phần nào phản ánh giá trị thực của VND.
Hiện tại, trên thị trường tự do chỉ số giá vàng và USD đang tăng khá cao, cùng với đó CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9/2010 cũng tăng mạnh. Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm, tạo ra nguy cơ mất cân đối ngoại tệ theo chiều hướng âm, điều này sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước đứng trước bài toán điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nhưng nếu tiếp tục thực hiện điều chỉnh tỷ giá ở thời điểm cuối năm sẽ tạo thêm áp lực lên chỉ số CPI, cũng như giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu do hoạt động sản xuất trong nước đang phụ thuộc nhiều vào máy móc, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Vì vậy việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá trước hay sau Tết, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần phải cân nhắc và rất thận trọng.
“Tuy nhiên cũng có một thuận lợi, đặc điểm ở Việt Nam thời điểm quý IV lượng kiều hối thường gia tăng đột biến, nguồn cung này sẽ góp phần giảm áp lực dự trữ ngoại tệ,” ông Thành nói.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Công ty chứng khoán Thăng Long nhận định, từ nay đến cuối năm mục tiêu điều tiết vĩ mô là phải ưu tiên kiềm chế lạm phát và nỗ lực cắt giảm mức lãi suất tín dụng. Do vậy, nhiều khả năng chính sách tiền tệ ở thời điểm quý IV sẽ không có biến động nhiều và tương đối ổn định.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong ngắn hạn tỷ giá vẫn ổn định do đồng USD đang mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam nếu có muốn cũng không dễ làm mất giá tiền VND hơn nữa.
Giảm ẩn họa cho nền kinh tế
Giữ đà tăng CPI và ổn định thị trường tiền tệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu từ nay đến cuối năm.
Xu hướng tăng CPI cộng thêm tâm lý lo ngại khi USD tăng giá trên thị trường tự do khiến dân chúng không còn hứng thú gửi VNĐ trong ngân hàng mà chuyển sang đầu tư các vào các tài sản khác như vàng, bất động sản… nhằm bảo vệ tài sản của mình và kỳ vọng sinh lời từ việc trượt giá.
Không chỉ người dân, ngay cả nhiều doanh nghiệp thay vì đổ tiền vào sản xuất lại cũng quay sang đầu tư tài chính (găm giữ ngoại tệ, lướt sóng trên thị trường chứng khoán hay thậm chí là đầu cơ nguyên, nhiên vật liệu... chờ kiếm chênh lệch).
Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, diễn biến thực tiễn của thị trường tiền tệ đang khuyến khích người dân chuyển sang đầu cơ tài chính và điều này thực sự là một ẩn họa với nền kinh tế.
Tiền nhàn rỗi trong dân sẽ nằm “chết” vào các dự án bất động sản, vào vàng, vào USD chờ “sóng” lên thay vì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, công tác điều hành tỷ giá, lãi suất đang đứng giữa ngã ba đường.
Hiện nay, ngân hàng muốn huy động thì phải tăng lãi tiết kiệm, dẫn đến lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam lên tới 80% đến 90% của các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp có đủ uy tín để tự huy động vốn trong xã hội, còn lại đa phần vẫn phải vay vốn từ ngân hàng. Do đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ đang giảm, trong đó có cả ngành ngân hàng,” Ông Cao Sĩ Kiêm cho hay.
Vì vậy, ổn định thị trường tiền tệ với tỷ giá hợp lý là biện pháp cần thiết và lầu dài. Tiến sỹ Phạm Thế Anh cho rằng, tiền đồng mạnh lên tuy làm giảm khả năng xuất khẩu trước mắt nhưng nỗi sợ hãi mất giá đồng tiền theo đó cũng giảm đi, từ đó khích thích dòng vốn đầu tư đổ vào sản xuất.
Hàng hóa dồi dào, đa dạng chủng loại, chất lượng nâng cao sẽ tiêu diệt được sự độc quyền, ép giá cũng như giảm thiểu nhập khẩu hàng tiêu dùng, qua đó áp lực CPI cũng tự khắc giảm.
Không chỉ có vậy, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động mới, nếu nền sản xuất phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho số lao động này. Do đó, vấn đề an sinh xã hội cũng sẽ được giải quyết và có thể tận dụng được lợi thế quốc gia./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)