Hơn 40 người bị chết, mất tích và thiệt hại hơn 1.280 tỷ đồng là những con số đáng chú ý về hậu quả của thiên tai trong tháng Bảy qua vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Theo Tổng cục Thống kê, thiên tai xảy ra liên tiếp trong tháng qua, đặc biệt là hai cơn bão số 1 và 2, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư một số địa phương.
Báo cáo sơ bộ cho biết thiên tai đã làm gần 13.000ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng; trong đó hơn 780ha bị mất trắng; hơn 130 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; gần 1.900 ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái.
Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây là hơn 1.280 tỷ đồng, riêng thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra gần 1.220 tỷ đồng, trong đó thành phố Hải Phòng bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 1.200 tỷ đồng.
Hiện các địa phương vẫn tiếp tục công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ và công tác cứu trợ nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
Theo các nhà khoa học, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão châu Á-Thái Bình Dương - một trong năm ổ bão lớn của thế giới, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.
Việt Nam còn nằm trong số 10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm, có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP.
Các chuyên gia về môi trường cảnh báo Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại về người và của đến mức thấp nhất, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão lụt, phối hợp chặt chẽ và chủ động phòng tránh; đồng thời nâng cao khả năng ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu do bão, lũ gây ra.
Bên cạnh đó, Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, các doanh nghiệp, người dân… cần xây dựng các phương án linh hoạt về triển khai lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó với tình hình diễn biến của bão cũng như cứu hộ, cứu nạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các cơ quan có trách nhiệm cũng cần xây dựng phương án cụ thể về chế độ chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão lụt gây ra để có căn cứ chủ động hỗ trợ kịp thời cho người dân./.
Theo Tổng cục Thống kê, thiên tai xảy ra liên tiếp trong tháng qua, đặc biệt là hai cơn bão số 1 và 2, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư một số địa phương.
Báo cáo sơ bộ cho biết thiên tai đã làm gần 13.000ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng; trong đó hơn 780ha bị mất trắng; hơn 130 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; gần 1.900 ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái.
Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây là hơn 1.280 tỷ đồng, riêng thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra gần 1.220 tỷ đồng, trong đó thành phố Hải Phòng bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 1.200 tỷ đồng.
Hiện các địa phương vẫn tiếp tục công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ và công tác cứu trợ nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
Theo các nhà khoa học, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão châu Á-Thái Bình Dương - một trong năm ổ bão lớn của thế giới, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.
Việt Nam còn nằm trong số 10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm, có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP.
Các chuyên gia về môi trường cảnh báo Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại về người và của đến mức thấp nhất, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão lụt, phối hợp chặt chẽ và chủ động phòng tránh; đồng thời nâng cao khả năng ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu do bão, lũ gây ra.
Bên cạnh đó, Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, các doanh nghiệp, người dân… cần xây dựng các phương án linh hoạt về triển khai lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó với tình hình diễn biến của bão cũng như cứu hộ, cứu nạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các cơ quan có trách nhiệm cũng cần xây dựng phương án cụ thể về chế độ chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão lụt gây ra để có căn cứ chủ động hỗ trợ kịp thời cho người dân./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)