Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các đại biểu dự hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” đều lên tiếng cảnh báo thói quen đọc sách của người Việt Nam đang giảm sút.
Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Dự án giáo dục Sachhay.com tổ chức ngày 16/9 với sự tham dự của gần 100 nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà triết học, nhà văn.
Báo cáo tổng kết năm 2009 của Cục Xuất bản cho thấy toàn ngành đã xuất bản hơn 24.500 cuốn với hơn 273.500 triệu bản.
So với năm 2008, số sách phát hành tăng 7%, doanh thu tăng 3%. Tuy nhiên, theo bà Quách Thu Nguyệt - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, thị trường không có những cơn sốt sách nóng với số lượng in vài chục nghìn như trước đây. Điều đó làm chúng ta chưa thật sự lạc quan về văn hóa đọc ở Việt Nam, nhất là thói quen đọc sách.
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn cũng đưa ra nhận định văn hóa đọc nước ngoài cũng gặp phải những khó khăn như ở Việt Nam. Điều này là tất nhiên khi hiện nay có quá nhiều chương trình giải trí, phim ảnh cũng như công việc tác động đến văn hóa đọc của mọi người.
Các đại biểu cho rằng thư viện trường học có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen đọc sách nhưng hiện nay, hoạt động của các thư viện vẫn rất nghèo nàn. Nguồn kinh phí cho việc mua sách mới không đủ. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, môi trường (không gian đẹp thân thiện) cho thư viện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Những điều này khiến thư viện khó thu hút người đọc, đặc biệt trẻ em.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng gia đình chính là nền tảng phát triển văn hóa đọc. Gia đình là nơi truyền “gen” đọc sách cho mỗi thế hệ và tạo thói quen đọc sách, do đó, phải xây dựng các tủ sách trong gia đình. Các tủ sách phải được đặt nơi quan trọng nhất trong nhà, nơi thuận lợi để mọi người lấy sách đọc.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý trách nhiệm nuôi dưỡng thói quen đọc sách là của ngành giáo dục, trong đó, môn văn có vai trò quan trọng. Do đó nội dung của môn văn các cấp cần được thay đổi liên tục (3 năm/lần), vừa có tính cổ điển vừa có tính hiện đại.
Hội thảo đã đưa ra đề xuất nên chọn một ngày trong năm để phát động là Ngày toàn dân đọc sách nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong dân chúng, có thể cùng Ngày Thế giới đọc sách (24/3)./.
Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Dự án giáo dục Sachhay.com tổ chức ngày 16/9 với sự tham dự của gần 100 nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà triết học, nhà văn.
Báo cáo tổng kết năm 2009 của Cục Xuất bản cho thấy toàn ngành đã xuất bản hơn 24.500 cuốn với hơn 273.500 triệu bản.
So với năm 2008, số sách phát hành tăng 7%, doanh thu tăng 3%. Tuy nhiên, theo bà Quách Thu Nguyệt - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, thị trường không có những cơn sốt sách nóng với số lượng in vài chục nghìn như trước đây. Điều đó làm chúng ta chưa thật sự lạc quan về văn hóa đọc ở Việt Nam, nhất là thói quen đọc sách.
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn cũng đưa ra nhận định văn hóa đọc nước ngoài cũng gặp phải những khó khăn như ở Việt Nam. Điều này là tất nhiên khi hiện nay có quá nhiều chương trình giải trí, phim ảnh cũng như công việc tác động đến văn hóa đọc của mọi người.
Các đại biểu cho rằng thư viện trường học có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen đọc sách nhưng hiện nay, hoạt động của các thư viện vẫn rất nghèo nàn. Nguồn kinh phí cho việc mua sách mới không đủ. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, môi trường (không gian đẹp thân thiện) cho thư viện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Những điều này khiến thư viện khó thu hút người đọc, đặc biệt trẻ em.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng gia đình chính là nền tảng phát triển văn hóa đọc. Gia đình là nơi truyền “gen” đọc sách cho mỗi thế hệ và tạo thói quen đọc sách, do đó, phải xây dựng các tủ sách trong gia đình. Các tủ sách phải được đặt nơi quan trọng nhất trong nhà, nơi thuận lợi để mọi người lấy sách đọc.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý trách nhiệm nuôi dưỡng thói quen đọc sách là của ngành giáo dục, trong đó, môn văn có vai trò quan trọng. Do đó nội dung của môn văn các cấp cần được thay đổi liên tục (3 năm/lần), vừa có tính cổ điển vừa có tính hiện đại.
Hội thảo đã đưa ra đề xuất nên chọn một ngày trong năm để phát động là Ngày toàn dân đọc sách nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong dân chúng, có thể cùng Ngày Thế giới đọc sách (24/3)./.
Hữu Duyên (TTXVN/Vietnam+)