Hàng chục đồ vật sinh hoạt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và thời kỳ bao cấp, làm từ phế liệu chiến tranh gồm vỏ bom, pháo sáng, xác máy bay, vỏ đạn pháo.... được trưng bày tại triển lãm "Tôi kể chuyện này", từ ngày 3 đến 7/12, tại Hà Nội.
Đó là vỏ quả bom 250 cân được làm thành kẻng; vỏ bom bi làm thành vành xe đạp; vỏ đạn pháo làm thành các loại lọ cắm hoa; dây dù đan thành võng; dù pháo sáng làm thành khăn choàng cắt tóc; riđô cho các cặp vợ chồng; khăn quàng cổ mùa đông; mũ sắt làm cối giã cua, chậu đựng nước thử săm thủng của thợ sửa xe đạp, gầu múc nước; đèn làm từ vỏ quả đạn M79, ống pháo sáng...
Triển lãm cũng trưng bày 16 loại đồ dùng gồm điếu cày, gạt tàn thuốc lá, vỏ phích, đĩa đựng chén uống nước, hòm đựng quần áo, bàn uống nước... làm từ xác máy bay. Đặc biệt, có 5 loại đồ dùng làm từ xác máy bay B52 bị bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam bắn cháy trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972.
Triển lãm nhằm giúp người xem nhớ về chiến thắng hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến, cũng như cuộc sống sinh hoạt đời thường của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ.
Triển lãm "Tôi kể chuyện này" của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, phóng viên báo Hà Nội mới được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã thu hút hàng trăm người tới tham quan.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, những kỷ vật thiêng liêng này anh đã tâm huyết, nung nấu và canh cánh lưu giữ bên mình suốt những năm tháng qua. Việc tổ chức triển lãm ngoài ý nghĩa to lớn tái hiện lại một phần lịch sử hào hùng của đất nước, còn nhằm ca ngợi sự tài tình, sáng tạo của người dân Việt Nam khi đã biến những phế liệu chiến tranh thành những đồ dùng hữu ích hàng ngày, mang tính thẩm mỹ cao bằng chính đôi bàn tay, khối óc của họ.
Từ đây, anh muốn gửi thông điệp tới bạn bè, công chúng rằng, chiến tranh khép lại, lịch sử đã đi qua cần được tôn trọng, nhưng hãy rộng lượng để hướng tới hoà bình và những vũ khí chiến tranh chỉ đơn thuần là những đồ vật thông dụng./.
Đó là vỏ quả bom 250 cân được làm thành kẻng; vỏ bom bi làm thành vành xe đạp; vỏ đạn pháo làm thành các loại lọ cắm hoa; dây dù đan thành võng; dù pháo sáng làm thành khăn choàng cắt tóc; riđô cho các cặp vợ chồng; khăn quàng cổ mùa đông; mũ sắt làm cối giã cua, chậu đựng nước thử săm thủng của thợ sửa xe đạp, gầu múc nước; đèn làm từ vỏ quả đạn M79, ống pháo sáng...
Triển lãm cũng trưng bày 16 loại đồ dùng gồm điếu cày, gạt tàn thuốc lá, vỏ phích, đĩa đựng chén uống nước, hòm đựng quần áo, bàn uống nước... làm từ xác máy bay. Đặc biệt, có 5 loại đồ dùng làm từ xác máy bay B52 bị bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam bắn cháy trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972.
Triển lãm nhằm giúp người xem nhớ về chiến thắng hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến, cũng như cuộc sống sinh hoạt đời thường của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ.
Triển lãm "Tôi kể chuyện này" của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, phóng viên báo Hà Nội mới được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã thu hút hàng trăm người tới tham quan.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, những kỷ vật thiêng liêng này anh đã tâm huyết, nung nấu và canh cánh lưu giữ bên mình suốt những năm tháng qua. Việc tổ chức triển lãm ngoài ý nghĩa to lớn tái hiện lại một phần lịch sử hào hùng của đất nước, còn nhằm ca ngợi sự tài tình, sáng tạo của người dân Việt Nam khi đã biến những phế liệu chiến tranh thành những đồ dùng hữu ích hàng ngày, mang tính thẩm mỹ cao bằng chính đôi bàn tay, khối óc của họ.
Từ đây, anh muốn gửi thông điệp tới bạn bè, công chúng rằng, chiến tranh khép lại, lịch sử đã đi qua cần được tôn trọng, nhưng hãy rộng lượng để hướng tới hoà bình và những vũ khí chiến tranh chỉ đơn thuần là những đồ vật thông dụng./.
Đoàn Nga (TTXVN)