Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh người phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.
Hoạt động này có nguồn gốc từ các phong trào lao động và xã hội ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt khi phụ nữ đang đấu tranh để có các điều kiện làm việc tốt hơn và quyền được bầu cử.
Lễ kỷ niệm đầu tiên của ngày 8/3 được tổ chức vào năm 1911 ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, khi có tổng cộng hơn một triệu người tuần hành để ủng hộ quyền của phụ nữ.
Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ vào năm 1977.
Năm nay, Liên hợp quốc đưa ra chủ đề "DigitALL: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới" cho ngày Quốc tế phụ nữ. Chủ đề nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ đối với việc nâng cao quyền của phụ nữ, nhưng cũng cho thấy một khoảng cách kỹ thuật số về giới đang ngày càng tăng lên đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ cơ hội việc làm của phụ nữ cho đến sự an toàn trên mạng.
Theo Liên Hợp Quốc, về khả năng được tiếp cận Internet, phụ nữ ít hơn nam giới tới 259 triệu người. Ngoài ra, phụ nữ cũng có sự đại diện kém hơn nam giới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Trang web của Liên Hợp Quốc cho biết: “Đưa phụ nữ vào công nghệ đã dẫn đến việc có nhiều giải pháp sáng tạo hơn, có nhiều tiềm năng hơn cho những đổi mới đã đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Ở chiều ngược lại, sự thiếu vắng họ đã gây ra những chi phí rất lớn.”
Các chủ đề trước đây của Liên Hợp Quốc bao gồm biến đổi khí hậu, phụ nữ ở nông thôn và HIV/AIDS.
Trong khi chủ đề của Liên Hợp Quốc năm nay cho thấy cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới đã phát triển như thế nào suốt thế kỷ 21, các lễ kỷ niệm trên khắp thế giới cũng tập trung vào nhiều vấn đề thâm niên khác như ghèo đói và bạo lực.
Trong những năm gần đây, Liên Hợp Quốc cũng đang nỗ lực giúp cho Quốc tế phụ nữ trở thành ngày của tất cả các phụ nữ bị phân biệt chủng tộc, cũng như những người chuyển giới, không song tính và không tuân theo giới tính, vì phong trào ban đầu chủ yếu tập trung vào phụ nữ da trắng đấu tranh cho quyền bầu cử./.