Ngày 27/6, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã kêu gọi nước này tiến hành tổng tuyển cử sớm sau một chuỗi các vụ bê bối chính trị làm gia tăng những lời kêu gọi ông từ bỏ quyền lực.
Tuyên bố trên của Thủ tướng Maliki được đăng tải trên trang web cá nhân có đoạn viết: "Khi bên kia từ chối ngồi vào bàn đám phán và quả quyết về chính sách châm ngòi cho một loạt các cuộc khủng hoảng theo cách hủy hoại nghiêm trọng lợi ích tối cao của người dân Iraq, trên cương vị thủ tướng, tôi nhận thấy buộc phải kêu gọi tiến hành bầu cử quốc hội trước thời hạn."
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử quốc hội sắp tới của Iraq diễn ra vào năm 2014. Điều 64 trong Hiến pháp Iraq quy định quốc hội có thể bị giải tán bởi đa số tuyệt đối các nghị sỹ trong quốc hội hoặc theo đề nghị của thủ tướng với sự ưng thuận của tổng thống.
Hiện nay, chưa rõ ý kiến của Tổng thống Iraq Jalal Talabani đối với lời kêu gọi bầu cử sớm của thủ tướng nước này. Sau cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 3/2010, phải tới tháng 12 năm đó, chính phủ mới của Iraq mới được thành lập. Tuy nhiên, một số vị trí chủ chốt trong nội các cho đến nay vẫn để trống, trong đó có ghế Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ.
Theo giới phân tích, tình hình bất ổn đã làm tê liệt hoạt động của Chính phủ Iraq. Đặc biệt, Quốc hội Iraq đã không thể thông qua được pháp chế nào quan trọng, ngoại trừ luật về ngân sách.
Căng thẳng leo thang tại Iraq kể từ khi quân Mỹ rút đi hồi tháng 12/2011 với nguyên nhân chính là mối hận thù giữa các phe phái chính trị cũng như các giáo phái lớn ở Iraq xung quanh vấn đề quyền lực./.
Tuyên bố trên của Thủ tướng Maliki được đăng tải trên trang web cá nhân có đoạn viết: "Khi bên kia từ chối ngồi vào bàn đám phán và quả quyết về chính sách châm ngòi cho một loạt các cuộc khủng hoảng theo cách hủy hoại nghiêm trọng lợi ích tối cao của người dân Iraq, trên cương vị thủ tướng, tôi nhận thấy buộc phải kêu gọi tiến hành bầu cử quốc hội trước thời hạn."
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử quốc hội sắp tới của Iraq diễn ra vào năm 2014. Điều 64 trong Hiến pháp Iraq quy định quốc hội có thể bị giải tán bởi đa số tuyệt đối các nghị sỹ trong quốc hội hoặc theo đề nghị của thủ tướng với sự ưng thuận của tổng thống.
Hiện nay, chưa rõ ý kiến của Tổng thống Iraq Jalal Talabani đối với lời kêu gọi bầu cử sớm của thủ tướng nước này. Sau cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 3/2010, phải tới tháng 12 năm đó, chính phủ mới của Iraq mới được thành lập. Tuy nhiên, một số vị trí chủ chốt trong nội các cho đến nay vẫn để trống, trong đó có ghế Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ.
Theo giới phân tích, tình hình bất ổn đã làm tê liệt hoạt động của Chính phủ Iraq. Đặc biệt, Quốc hội Iraq đã không thể thông qua được pháp chế nào quan trọng, ngoại trừ luật về ngân sách.
Căng thẳng leo thang tại Iraq kể từ khi quân Mỹ rút đi hồi tháng 12/2011 với nguyên nhân chính là mối hận thù giữa các phe phái chính trị cũng như các giáo phái lớn ở Iraq xung quanh vấn đề quyền lực./.
(TTXVN)