Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki ngày 28/2 cho biết ông sẵn sàng liên kết với người Kurd hoặc người Hồi giáo dòng Shiite để thành lập một phe đa số sau cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
Phát biểu trên truyền thông nước này, ông Maliki tuyên bố: "Liên minh Quốc gia Iraq (INA) và liên minh của người Kurd có những quan hệ lịch sử mà tiến trình chính trị và hòa giải dân tộc cần. Vì vậy, liên minh với các khối chính trị này là một giải pháp quan trọng nhằm xây dựng đất nước."
Tuyên bố của ông Maliki là dấu hiệu rõ nhất từ trước tới nay cho thấy hy vọng của liên minh Nhà nước pháp quyền của ông muốn đoàn kết với các phe phái đối thủ sau cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, điều này cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng hiểu rằng sự ủng hộ dành cho ông có thể sẽ ít hơn dự kiến.
Gần đây nhất, Mặt trận Đối thoại Quốc gia (NDF), đảng quan trọng của cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni trong liên minh chính trị phi giáo phái tại Iraq, ngày 20/2 đã tuyên bố tẩy chay tổng tuyển cử.
Ngay sau đó, một chính đảng khác là Hội đồng Quốc gia vì các bộ lạc Iraq - đảng gồm cả người Sunni lẫn Shiite - cũng tuyên bố rút khỏi tiến trình bầu cử.
Uy tín của ông Maliki đã bị ảnh hưởng từ sau loạt vụ tấn công vào thủ đô Baghdad năm 2009. Chính phủ hiện tại của ông là một liên minh giữa đa số người Shiite với người Kurd và Sunni.
Sau chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương năm 2009, ông quyết định Liên minh Nhà nước pháp quyền sẽ đối đầu với các nhóm Shiite chính. Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy nhiều khả năng sau cuộc bầu cử ngày 7/3 tới, sẽ phải mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng để thành lập chính phủ mới.
INA là đối thủ chính của ông Maliki, trong khi liên minh của người Kurd - hiện đang kiểm soát khu vực bán tự trị Kurdistan của người Kurd ở Iraq - được xem như những người quyết định trong các cuộc bỏ phiếu, bởi sự ủng hộ của họ có thể quyết định sức nặng của bất cứ phe phái nào trong việc thành lập chính phủ.
Cuộc bầu cử tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt cho Iraq nhằm chấm dứt 7 năm bạo lực kể từ sau cuộc xâm lược do Mỹ cầm đầu năm 2003. Tuy nhiên, cuộc bầu cử này cũng có thể làm tái bùng phát mâu thuẫn sắc tộc chính trị vốn là nguyên nhân gây ra bạo lực trong quá khứ./.
Phát biểu trên truyền thông nước này, ông Maliki tuyên bố: "Liên minh Quốc gia Iraq (INA) và liên minh của người Kurd có những quan hệ lịch sử mà tiến trình chính trị và hòa giải dân tộc cần. Vì vậy, liên minh với các khối chính trị này là một giải pháp quan trọng nhằm xây dựng đất nước."
Tuyên bố của ông Maliki là dấu hiệu rõ nhất từ trước tới nay cho thấy hy vọng của liên minh Nhà nước pháp quyền của ông muốn đoàn kết với các phe phái đối thủ sau cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, điều này cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng hiểu rằng sự ủng hộ dành cho ông có thể sẽ ít hơn dự kiến.
Gần đây nhất, Mặt trận Đối thoại Quốc gia (NDF), đảng quan trọng của cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni trong liên minh chính trị phi giáo phái tại Iraq, ngày 20/2 đã tuyên bố tẩy chay tổng tuyển cử.
Ngay sau đó, một chính đảng khác là Hội đồng Quốc gia vì các bộ lạc Iraq - đảng gồm cả người Sunni lẫn Shiite - cũng tuyên bố rút khỏi tiến trình bầu cử.
Uy tín của ông Maliki đã bị ảnh hưởng từ sau loạt vụ tấn công vào thủ đô Baghdad năm 2009. Chính phủ hiện tại của ông là một liên minh giữa đa số người Shiite với người Kurd và Sunni.
Sau chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương năm 2009, ông quyết định Liên minh Nhà nước pháp quyền sẽ đối đầu với các nhóm Shiite chính. Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy nhiều khả năng sau cuộc bầu cử ngày 7/3 tới, sẽ phải mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng để thành lập chính phủ mới.
INA là đối thủ chính của ông Maliki, trong khi liên minh của người Kurd - hiện đang kiểm soát khu vực bán tự trị Kurdistan của người Kurd ở Iraq - được xem như những người quyết định trong các cuộc bỏ phiếu, bởi sự ủng hộ của họ có thể quyết định sức nặng của bất cứ phe phái nào trong việc thành lập chính phủ.
Cuộc bầu cử tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt cho Iraq nhằm chấm dứt 7 năm bạo lực kể từ sau cuộc xâm lược do Mỹ cầm đầu năm 2003. Tuy nhiên, cuộc bầu cử này cũng có thể làm tái bùng phát mâu thuẫn sắc tộc chính trị vốn là nguyên nhân gây ra bạo lực trong quá khứ./.
(TTXVN/Vietnam+)