Thủ tướng được chỉ định của Slovenia, bà Alenka Bratusek ngày 14/3 đã trình Quốc hội danh sách nội các của chính phủ liên minh mới, chỉ 2 giờ 30 phút trước thời hạn chót theo quy định của Hiến pháp Slovenia.
Để được thông qua, danh sách nội các này phải nhận được sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội gồm 90 nghị sỹ.
Danh sách nội các của bà Bratusek gồm 13 bộ trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, vị trí được cân nhắc đến phút cuối đã được giao cho ông Uros Cufer, thành viên đảng Slovenia Tích cực thuộc phe trung tả và cũng chính là đảng của Thủ tướng Bratusek.
Trong thành phần nội các mà Thủ tướng Bratusek đề cử có 5 bộ trưởng thuộc đảng Slovenia Tích cực, trong đó có bộ trưởng Kinh tế. Đảng Vũ đài Công dân được đề cử nắm giữ 3 bộ, trong đó chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ dành cho lãnh đạo của đảng là Gregor Virant, cựu Chủ tịch Quốc hội Slovenia.
Đảng Dân chủ xã hội nắm giữ 3 bộ, trong đó có Bộ Lao động, Gia đình và Xã hội. Cuối cùng là đảng Dân chủ nắm giữ 2 bộ, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Karla Eryav, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng theo đường lối bảo thủ Janes Jansa.
[Slovenia cuối cùng đã lập chính phủ liên minh mới]
Trước đó, Thủ tướng Alenca Bratusek đã thông báo lễ ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh giữa đảng Slovenia Tích cực và 3 đảng khác là đảng Dân chủ Xã hội, đảng Dân chủ và đảng Vũ đài Công dân.
Thỏa thuận đảm bảo thế đa số với 49 ghế tại Quốc hội (gồm 27 ghế của đảng Slovenia Tích cực, 10 ghế của đảng Dân chủ Xã hội, 7 ghế của đảng Vũ đài Công dân và 5 ghế của đảng Dân chủ).
Theo thỏa thuận, chính phủ liên minh mới ấn định nhiệm vụ ưu tiên là theo đuổi các biện pháp củng cố ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, trong đó có biện pháp cắt giảm chi tiêu công và tạm thời tăng thuế giá trị gia tăng.
Bà Bratusek năm nay 42 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng Slovenia kể từ năm 1991 khi nước này tách khỏi Liên bang Nam Tư.
Nguyên là quan chức cấp cao tại Bộ Tài chính, chuyên gia về các vấn đề ngân sách, bà Bratusek được đánh giá là có đủ năng lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng đã khiến nợ nhà nước tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011./.
Để được thông qua, danh sách nội các này phải nhận được sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội gồm 90 nghị sỹ.
Danh sách nội các của bà Bratusek gồm 13 bộ trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, vị trí được cân nhắc đến phút cuối đã được giao cho ông Uros Cufer, thành viên đảng Slovenia Tích cực thuộc phe trung tả và cũng chính là đảng của Thủ tướng Bratusek.
Trong thành phần nội các mà Thủ tướng Bratusek đề cử có 5 bộ trưởng thuộc đảng Slovenia Tích cực, trong đó có bộ trưởng Kinh tế. Đảng Vũ đài Công dân được đề cử nắm giữ 3 bộ, trong đó chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ dành cho lãnh đạo của đảng là Gregor Virant, cựu Chủ tịch Quốc hội Slovenia.
Đảng Dân chủ xã hội nắm giữ 3 bộ, trong đó có Bộ Lao động, Gia đình và Xã hội. Cuối cùng là đảng Dân chủ nắm giữ 2 bộ, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Karla Eryav, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng theo đường lối bảo thủ Janes Jansa.
[Slovenia cuối cùng đã lập chính phủ liên minh mới]
Trước đó, Thủ tướng Alenca Bratusek đã thông báo lễ ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh giữa đảng Slovenia Tích cực và 3 đảng khác là đảng Dân chủ Xã hội, đảng Dân chủ và đảng Vũ đài Công dân.
Thỏa thuận đảm bảo thế đa số với 49 ghế tại Quốc hội (gồm 27 ghế của đảng Slovenia Tích cực, 10 ghế của đảng Dân chủ Xã hội, 7 ghế của đảng Vũ đài Công dân và 5 ghế của đảng Dân chủ).
Theo thỏa thuận, chính phủ liên minh mới ấn định nhiệm vụ ưu tiên là theo đuổi các biện pháp củng cố ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, trong đó có biện pháp cắt giảm chi tiêu công và tạm thời tăng thuế giá trị gia tăng.
Bà Bratusek năm nay 42 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng Slovenia kể từ năm 1991 khi nước này tách khỏi Liên bang Nam Tư.
Nguyên là quan chức cấp cao tại Bộ Tài chính, chuyên gia về các vấn đề ngân sách, bà Bratusek được đánh giá là có đủ năng lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng đã khiến nợ nhà nước tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011./.
(TTXVN)