Ngày 28/2, Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB) đã tổ chức cuộc gặp doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga nhân dịp Tập đoàn VTB cùng 40 doanh nghiệp hàng đầu của Nga sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 28/02 - 01/03.
Tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch điều hành thứ nhất của Ngân hàng VTB Vasili Titov cho biết, sự có mặt của các doanh nghiệp Nga, thuộc các lĩnh vực có thế mạnh truyền thống như năng lượng, dầu khí, du lịch, ngân hàng… cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Nga đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn gia tăng xuất khẩu, tăng cường đầu tư vào Nga đồng thời và liên kết với đối tác Nga, nhất là đối với một số sản phẩm có thế mạnh, gồm; nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gia dụng, hàng dệt may.
“Chúng tôi mong muốn được mở rộng hợp tác giữa các định chế tài chính ngân hàng hai nước. Một trong những phương pháp để thu hút những khoản tài chính lớn vào Việt Nam có thể là bằng các công ty, tập đoàn tài chính của Nga tham gia vào quá trình cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam. Ngoài ra, cần mở rộng việc các tổ chức của Nga và Việt Nam cùng tham gia góp vốn vào các dự án trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên,” ông Vasili Titov nhấn mạnh.
Đại diện một số doanh nghiệp Nga cũng mong muốn tận dụng các cơ hội để thâm nhập thị trường Việt Nam, với gần 90 triệu người tiêu dùng và có sức mua ngày càng cải thiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nga quan tâm đến tình hình tài chính, trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam vì hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định phát hành trái phiếu quốc tế.
Ông Khánh nhấn mạnh, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước có bước phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Liên bang Nga và Việt Nam đã đạt mức 3,5 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm 2011. Riêng tháng 1/2013 đạt 254 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh trao đổi thương mại thì hợp tác đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Tính đến thời điểm này, hiện Nga đã có 89 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính cả tổng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp Nga đã gấp 3 lần chỉ số này, đạt khoảng 3,3 đến 3,5 tỷ USD.
Các doanh nghiệp của Nga hiện đã tham gia thực hiện một số dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực điện, khí hóa lỏng, khai thác dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản...
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay trên lãnh thổ Nga đang triển khai 16 dự án có vốn góp của Việt Nam với tổng số là 1,7 tỷ USD. Phần lớn số vốn của Việt Nam được đầu tư vào khai thác là dầu khí, dịch vụ (thương mại, bất động sản, nhà hàng, kho vận), hàng dệt may, giày dép, điện tử…
Tuy nhiên, theo ông Khánh, kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai nước. Ông Khánh kiến nghị, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các khu vực, địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh kim ngach của mỗi nước./.
Tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch điều hành thứ nhất của Ngân hàng VTB Vasili Titov cho biết, sự có mặt của các doanh nghiệp Nga, thuộc các lĩnh vực có thế mạnh truyền thống như năng lượng, dầu khí, du lịch, ngân hàng… cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Nga đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn gia tăng xuất khẩu, tăng cường đầu tư vào Nga đồng thời và liên kết với đối tác Nga, nhất là đối với một số sản phẩm có thế mạnh, gồm; nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gia dụng, hàng dệt may.
“Chúng tôi mong muốn được mở rộng hợp tác giữa các định chế tài chính ngân hàng hai nước. Một trong những phương pháp để thu hút những khoản tài chính lớn vào Việt Nam có thể là bằng các công ty, tập đoàn tài chính của Nga tham gia vào quá trình cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam. Ngoài ra, cần mở rộng việc các tổ chức của Nga và Việt Nam cùng tham gia góp vốn vào các dự án trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên,” ông Vasili Titov nhấn mạnh.
Đại diện một số doanh nghiệp Nga cũng mong muốn tận dụng các cơ hội để thâm nhập thị trường Việt Nam, với gần 90 triệu người tiêu dùng và có sức mua ngày càng cải thiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nga quan tâm đến tình hình tài chính, trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam vì hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định phát hành trái phiếu quốc tế.
Ông Khánh nhấn mạnh, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước có bước phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Liên bang Nga và Việt Nam đã đạt mức 3,5 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm 2011. Riêng tháng 1/2013 đạt 254 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh trao đổi thương mại thì hợp tác đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Tính đến thời điểm này, hiện Nga đã có 89 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính cả tổng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các doanh nghiệp Nga đã gấp 3 lần chỉ số này, đạt khoảng 3,3 đến 3,5 tỷ USD.
Các doanh nghiệp của Nga hiện đã tham gia thực hiện một số dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực điện, khí hóa lỏng, khai thác dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản...
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay trên lãnh thổ Nga đang triển khai 16 dự án có vốn góp của Việt Nam với tổng số là 1,7 tỷ USD. Phần lớn số vốn của Việt Nam được đầu tư vào khai thác là dầu khí, dịch vụ (thương mại, bất động sản, nhà hàng, kho vận), hàng dệt may, giày dép, điện tử…
Tuy nhiên, theo ông Khánh, kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai nước. Ông Khánh kiến nghị, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các khu vực, địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh kim ngach của mỗi nước./.
Minh Thúy (Vietnam+)