Ngày 9/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm giữa các nhà ngoại giao, luật sư, các nhà hoạt động xã hội, doanh nghiệp và thanh niên với chủ đề “ý tưởng, vai trò, trách nhiệm và hành vi của từng cá nhân trong việc chăm sóc, giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam."
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, chất độc da cam gây ra ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ người và môi trường Việt Nam, trong đó những tổn thương tinh thần cho nạn nhân chất độc da cam và gia đình của họ là những thiệt hại không gì bù đắp nổi.
Việc cần thiết trước mắt là thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự truyền nhiễm chất độc da cam cho trẻ em; xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, các trường học, trung tâm dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam để giúp họ có điều kiện hoà nhập với xã hội. Đồng thời, thúc đẩy các ý tưởng, đẩy nhanh các bước của quá trình đấu tranh giành công lý cho nạn nhân da cam.
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cho biết, cuộc đấu tranh giành công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã có những bước tiến nhất định.
Đến nay, tuy Chính phủ Mỹ vẫn không công nhận trách nhiệm về pháp lý để khắc phục những hậu quả mà chất độc da cam gây ra với Việt Nam nhưng đã từng bước thừa nhận trách nhiệm trên thực tế và hỗ trợ khắc phục hậu quả. Từ năm 2010, phía Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ cho nạn nhân da cam Việt Nam là 300 triệu USD trong vòng 10 năm.
Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh giành công lý cho nạn nhân da cam và huy động sự hỗ trợ của cộng đồng để giúp đỡ nạn nhân da cam trong cuộc sống./.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, chất độc da cam gây ra ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ người và môi trường Việt Nam, trong đó những tổn thương tinh thần cho nạn nhân chất độc da cam và gia đình của họ là những thiệt hại không gì bù đắp nổi.
Việc cần thiết trước mắt là thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự truyền nhiễm chất độc da cam cho trẻ em; xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, các trường học, trung tâm dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam để giúp họ có điều kiện hoà nhập với xã hội. Đồng thời, thúc đẩy các ý tưởng, đẩy nhanh các bước của quá trình đấu tranh giành công lý cho nạn nhân da cam.
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cho biết, cuộc đấu tranh giành công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã có những bước tiến nhất định.
Đến nay, tuy Chính phủ Mỹ vẫn không công nhận trách nhiệm về pháp lý để khắc phục những hậu quả mà chất độc da cam gây ra với Việt Nam nhưng đã từng bước thừa nhận trách nhiệm trên thực tế và hỗ trợ khắc phục hậu quả. Từ năm 2010, phía Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ cho nạn nhân da cam Việt Nam là 300 triệu USD trong vòng 10 năm.
Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh giành công lý cho nạn nhân da cam và huy động sự hỗ trợ của cộng đồng để giúp đỡ nạn nhân da cam trong cuộc sống./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)