Trong Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân và Bộ Khoa học-Công nghệ giai đoạn 2005-2010, đã có gần 300 dự án tại 60 tỉnh, thành phố được thực hiện với tổng kinh phí gần 750 tỷ đồng.
Trong số tiền trên, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương xấp xỉ 300 tỷ đồng và huy động từ dân, doanh nghiệp, ngân sách địa phương gần 400 tỷ đồng.
Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2005-2010 và phương hướng công tác đến năm 2015, tổ chức ngày 4/12, tại Hà Nội, Chương trình đã huy động trên 1.250 lượt cán bộ khoa học từ gần 70 tổ chức khoa học công nghệ về phục vụ tại địa bàn nông thôn và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo được gần 16.000 kỹ thuật viên cơ sở, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 800 cán bộ là những người trực tiếp tham gia chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.
Gần 860 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao vào địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Các dự án thuộc Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, miền núi.
Bình quân mỗi năm, các tỉnh thành Hội nhận được từ 60-70 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của địa phương để trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát điều tra, tập huấn, hội thảo, xây dựng các mô hình, dự án.
Theo thống kê, khoảng 50% kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm được đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân phối hợp với các ngành mở được gần 300.000 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tin học cho hơn 12,6 triệu lượt nông dân; xây dựng được trên 12.000 điểm trình diễn kỹ thuật và tổ chức trên 54.000 cuộc hội thảo đầu bờ cho hơn 3,8 triệu lượt người.
Các cấp Hội, hội viên, nông dân ngày càng ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều nông dân đã tìm tòi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế nhiều loại máy móc, công cụ như máy bơm nước, máy cấy, máy gặt, máy tra hạt, máy tẽ ngô, đỗ, bóc lạc, thái hành, băm bèo…; trong đó có những sáng chế nhận được giải thưởng cao trong các cuộc thi VIFOTEC, “Nhà nông sáng tạo.”
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015. Theo Chương trình, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo hội viên nông dân về vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội, tuyên truyền các mô hình, các điển hình tiên tiến của nông dân trong hoạt động sáng tạo cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Đồng thời, chương trình sẽ chú trọng các hoạt động tuyên truyền về lợi ích xã hội của việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm hàng hóa nông-lâm-thủy sản có chất lượng cao, an toàn với sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tổ chức có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc “Cuộc thi sáng tạo nhà nông” các cấp; thực hiện tốt các nội dung thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.”
Chương trình cũng tiếp tục xây dựng các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông ở cơ sở, hướng tới mỗi câu lạc bộ là một điểm truy cập khoa học kỹ thuật trên mạng Internet…./.
Trong số tiền trên, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương xấp xỉ 300 tỷ đồng và huy động từ dân, doanh nghiệp, ngân sách địa phương gần 400 tỷ đồng.
Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2005-2010 và phương hướng công tác đến năm 2015, tổ chức ngày 4/12, tại Hà Nội, Chương trình đã huy động trên 1.250 lượt cán bộ khoa học từ gần 70 tổ chức khoa học công nghệ về phục vụ tại địa bàn nông thôn và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo được gần 16.000 kỹ thuật viên cơ sở, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 800 cán bộ là những người trực tiếp tham gia chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.
Gần 860 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao vào địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Các dự án thuộc Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, miền núi.
Bình quân mỗi năm, các tỉnh thành Hội nhận được từ 60-70 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của địa phương để trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát điều tra, tập huấn, hội thảo, xây dựng các mô hình, dự án.
Theo thống kê, khoảng 50% kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm được đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân phối hợp với các ngành mở được gần 300.000 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tin học cho hơn 12,6 triệu lượt nông dân; xây dựng được trên 12.000 điểm trình diễn kỹ thuật và tổ chức trên 54.000 cuộc hội thảo đầu bờ cho hơn 3,8 triệu lượt người.
Các cấp Hội, hội viên, nông dân ngày càng ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều nông dân đã tìm tòi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế nhiều loại máy móc, công cụ như máy bơm nước, máy cấy, máy gặt, máy tra hạt, máy tẽ ngô, đỗ, bóc lạc, thái hành, băm bèo…; trong đó có những sáng chế nhận được giải thưởng cao trong các cuộc thi VIFOTEC, “Nhà nông sáng tạo.”
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015. Theo Chương trình, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo hội viên nông dân về vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội, tuyên truyền các mô hình, các điển hình tiên tiến của nông dân trong hoạt động sáng tạo cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Đồng thời, chương trình sẽ chú trọng các hoạt động tuyên truyền về lợi ích xã hội của việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm hàng hóa nông-lâm-thủy sản có chất lượng cao, an toàn với sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tổ chức có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc “Cuộc thi sáng tạo nhà nông” các cấp; thực hiện tốt các nội dung thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.”
Chương trình cũng tiếp tục xây dựng các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông ở cơ sở, hướng tới mỗi câu lạc bộ là một điểm truy cập khoa học kỹ thuật trên mạng Internet…./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)