Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh, thương mại điện tử và công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng để tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua vẫn chỉ theo chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu cũng như thiếu một “đầu tàu” để dẫn dắt. Bên lề Diễn đàn thương mại điện tử 2011 với chủ đề: "Tái cơ cấu theo hướng xây dựng kiến trúc doanh nghiệp", Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên về những định hướng và sự phát triển của thương mại điện tử cũng như công nghệ thông tin trong chiến lược xây dựng chung của doanh nghiệp. Thưa Thứ trưởng, việc phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam được ưu tiên thế nào trong chính sách đầu tư của nhà nước?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta nhận thấy rất rõ, trong những đánh giá mới đây về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam thì một trong ba nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của chúng ta sẽ là việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Điều này được đặt ra cho toàn bộ phạm vi của nền kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và cả khối kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Yêu cầu thì rõ ràng và căn cứ vào triển vọng cũng như sự biến động của nền kinh tế thế giới chúng ta đã có những phương pháp luận và những quy chuẩn mang tính thực tế cần thiết để định hướng giúp các doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc lại. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì khi áp dụng các tiêu chuẩn khung của thế giới? Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc cả quá trình hội nhập và cải cách trong thời gian vừa qua sẽ thấy được những điều kiện thuận lợi để thực hiện tái cấu trúc và áp dụng các bộ quy tắc chuẩn nhằm cấu trúc lại doanh nghiệp. Trước tiên những chính sách đó đã thể hiện tương đối sâu rộng trong các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như việc hoàn thiện các khung pháp lý và bộ máy quản lý của nhà nước theo kịp sự phát triển của thời đại. Đây chính là những kinh nghiệm thực tiễn để giúp các doanh nghiệp của chúng ta đã có những trải nghiệm và thay đổi tích cực. Bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới và hội nhập thì hàng loạt công nghệ cũng như nội dung mới của quản lý kinh tế thế giới cũng được chúng ta áp dụng vào thực tiễn. Đơn cử là việc quản lý hành chính và quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn ISO cũng là một thực tế đã được triển khai tích cực và sâu rộng, đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng ta định hình được một cái mô hình và cơ cấu doanh nghiệp đổi mới. Tiếp đến là công nghệ thế giới hiện đang phát triển rất nhanh, kéo theo sự nhảy vọt của các ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các hoạt động này thông qua hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến chính sách của chúng ta mang lại cơ hội để các doanh nghiệp có thể ứng dụng những thành tựu đó, nhưng mặt khác đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập và thích ứng với những công nghệ đó. Chính vì vậy, với những điều kiện thuận lợi trên đã góp phần thay đổi khá nhiều cách điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước và sự chủ động của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với các thành phần kinh tế khác nhất là doanh nghiệp để giúp chúng ta có được những quy chuẩn và cách tiếp cận đúng đắn trong việc tái cơ cấu và thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, có thể thấy rất rõ, công nghệ thông tin và những ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả nhất là trong thương mại và thương mại điện tử còn rất thấp so với tỷ lệ chung của thế giới. Sự hiểu biết và quán triệt của cán bộ quản lý của chúng ta, thậm chí trong các doanh nghiệm quản lý nhà nước vẫn chưa có nhận thức đầy đủ và hiểu đúng vai trò của công nghệ hiện đại giúp cho công tác điều hành và quản lý. Do vậy, việc đề cập đến khái niệm "Kiến trúc lại doanh nghiệp" tức là tất cả cán bộ quản lý cần phải nắm được rõ nội hàm của vấn đề này, qua đó thay đổi cách tiếp cận cho hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có thể thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin và hiệu quả mà nó mang lại. Điều này không phải đơn thuần là công cụ để quản lý mà đây chính là cơ hội để biến thành thế mạnh nhằm khai thác những tiềm năng của doanh nghiệp./.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta nhận thấy rất rõ, trong những đánh giá mới đây về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam thì một trong ba nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của chúng ta sẽ là việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Điều này được đặt ra cho toàn bộ phạm vi của nền kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và cả khối kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Yêu cầu thì rõ ràng và căn cứ vào triển vọng cũng như sự biến động của nền kinh tế thế giới chúng ta đã có những phương pháp luận và những quy chuẩn mang tính thực tế cần thiết để định hướng giúp các doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc lại. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì khi áp dụng các tiêu chuẩn khung của thế giới? Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc cả quá trình hội nhập và cải cách trong thời gian vừa qua sẽ thấy được những điều kiện thuận lợi để thực hiện tái cấu trúc và áp dụng các bộ quy tắc chuẩn nhằm cấu trúc lại doanh nghiệp. Trước tiên những chính sách đó đã thể hiện tương đối sâu rộng trong các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như việc hoàn thiện các khung pháp lý và bộ máy quản lý của nhà nước theo kịp sự phát triển của thời đại. Đây chính là những kinh nghiệm thực tiễn để giúp các doanh nghiệp của chúng ta đã có những trải nghiệm và thay đổi tích cực. Bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới và hội nhập thì hàng loạt công nghệ cũng như nội dung mới của quản lý kinh tế thế giới cũng được chúng ta áp dụng vào thực tiễn. Đơn cử là việc quản lý hành chính và quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn ISO cũng là một thực tế đã được triển khai tích cực và sâu rộng, đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng ta định hình được một cái mô hình và cơ cấu doanh nghiệp đổi mới. Tiếp đến là công nghệ thế giới hiện đang phát triển rất nhanh, kéo theo sự nhảy vọt của các ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các hoạt động này thông qua hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến chính sách của chúng ta mang lại cơ hội để các doanh nghiệp có thể ứng dụng những thành tựu đó, nhưng mặt khác đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập và thích ứng với những công nghệ đó. Chính vì vậy, với những điều kiện thuận lợi trên đã góp phần thay đổi khá nhiều cách điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước và sự chủ động của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với các thành phần kinh tế khác nhất là doanh nghiệp để giúp chúng ta có được những quy chuẩn và cách tiếp cận đúng đắn trong việc tái cơ cấu và thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, có thể thấy rất rõ, công nghệ thông tin và những ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả nhất là trong thương mại và thương mại điện tử còn rất thấp so với tỷ lệ chung của thế giới. Sự hiểu biết và quán triệt của cán bộ quản lý của chúng ta, thậm chí trong các doanh nghiệm quản lý nhà nước vẫn chưa có nhận thức đầy đủ và hiểu đúng vai trò của công nghệ hiện đại giúp cho công tác điều hành và quản lý. Do vậy, việc đề cập đến khái niệm "Kiến trúc lại doanh nghiệp" tức là tất cả cán bộ quản lý cần phải nắm được rõ nội hàm của vấn đề này, qua đó thay đổi cách tiếp cận cho hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có thể thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin và hiệu quả mà nó mang lại. Điều này không phải đơn thuần là công cụ để quản lý mà đây chính là cơ hội để biến thành thế mạnh nhằm khai thác những tiềm năng của doanh nghiệp./.
Theo một điều tra gần đây của Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương, hiện đã có trên 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, hơn nữa, một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Ngoài ra, có hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp cũng đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing. |
Đức Duy (Vietnam+)