Chính phủ Thụy Sĩ ngày 18/4 đã công bố quyết định gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran.
Theo đó, các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ được áp đặt đối với 8 công ty và ba cá nhân khác của Iran. Tiền cùng nhiều tài sản khác thuộc sở hữu của những công ty và cá nhân này sẽ bị phong tỏa.
Ngoài ra, trong các biện pháp trừng phạt mới này, Thụy Sĩ cũng áp đặt lệnh cấm cung cấp tiền hay các tài sản khác cho 8 công ty và 3 cá nhân nói trên dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Iran là trường hợp ngoại lệ, vẫn chưa bị Thụy Sĩ áp đặt trừng phạt vì tầm quan trọng đối với nền kinh tế Iran.
Theo một tuyên bố của Chính phủ Thụy Sĩ, động thái này "phù hợp với các biện pháp trừng phạt được Liên minh châu Âu (EU) thông qua ngày 23/1 vừa qua". Một số nguồn tin cho biết các biện pháp trừng phạt mới này đã có hiệu lực từ ngày 17/4.
Trong diễn biến khác liên quan, Giám đốc phụ trách đối ngoại của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran Mohsen Qamsari cho biết Tehran vẫn chưa ngừng xuất khẩu dầu lửa sang Hy Lạp và Tây Ban Nha. Hãng thông tấn bán chính thức ISNA dẫn phát biểu của ông Qamsari bên lề triển lãm dầu lửa quốc tế ở Tehran khẳng định: "Tới thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ chỉ đạo nào về việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Hy Lạp và Tây Ban Nha". Ông cho biết thêm đến nay, Bộ Dầu mỏ Iran mới chỉ ngừng bán dầu sang Anh và Pháp.
Trước đó, ngày 11/4, truyền thông Iran đưa tin nước này đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Đức, một ngày sau khi ngừng bán dầu mỏ sang Tây Ban Nha trong một động thái trả đũa các biện pháp trừng phạt đối với nước này mà EU đưa ra trước đó. Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi cũng thông báo Iran đã ngừng xuất khẩu dầu sang Hy Lạp.
Tháng 2 vừa qua, Tehran thông báo đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Anh và Pháp, đồng thời đe dọa tiếp tục cắt nguồn cung này tới 6 nước EU khác là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italy, Đức và Hà Lan. Iran cho rằng lệnh cấm vận dầu mỏ gần đây của EU nhằm vào Iran "không ảnh hưởng nhiều" tới việc bán dầu mỏ ra nước ngoài, đồng thời khẳng định các lệnh cấm vận của EU không thể làm tổn hại tới sự phát triển của ngành dầu mỏ Iran, đồng thời cho rằng dầu mỏ của Iran có giá trị kinh tế cao và thị trường dầu mỏ quốc tế không thể từ bỏ nguồn cung này./.
Theo đó, các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ được áp đặt đối với 8 công ty và ba cá nhân khác của Iran. Tiền cùng nhiều tài sản khác thuộc sở hữu của những công ty và cá nhân này sẽ bị phong tỏa.
Ngoài ra, trong các biện pháp trừng phạt mới này, Thụy Sĩ cũng áp đặt lệnh cấm cung cấp tiền hay các tài sản khác cho 8 công ty và 3 cá nhân nói trên dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Iran là trường hợp ngoại lệ, vẫn chưa bị Thụy Sĩ áp đặt trừng phạt vì tầm quan trọng đối với nền kinh tế Iran.
Theo một tuyên bố của Chính phủ Thụy Sĩ, động thái này "phù hợp với các biện pháp trừng phạt được Liên minh châu Âu (EU) thông qua ngày 23/1 vừa qua". Một số nguồn tin cho biết các biện pháp trừng phạt mới này đã có hiệu lực từ ngày 17/4.
Trong diễn biến khác liên quan, Giám đốc phụ trách đối ngoại của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran Mohsen Qamsari cho biết Tehran vẫn chưa ngừng xuất khẩu dầu lửa sang Hy Lạp và Tây Ban Nha. Hãng thông tấn bán chính thức ISNA dẫn phát biểu của ông Qamsari bên lề triển lãm dầu lửa quốc tế ở Tehran khẳng định: "Tới thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ chỉ đạo nào về việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Hy Lạp và Tây Ban Nha". Ông cho biết thêm đến nay, Bộ Dầu mỏ Iran mới chỉ ngừng bán dầu sang Anh và Pháp.
Trước đó, ngày 11/4, truyền thông Iran đưa tin nước này đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Đức, một ngày sau khi ngừng bán dầu mỏ sang Tây Ban Nha trong một động thái trả đũa các biện pháp trừng phạt đối với nước này mà EU đưa ra trước đó. Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi cũng thông báo Iran đã ngừng xuất khẩu dầu sang Hy Lạp.
Tháng 2 vừa qua, Tehran thông báo đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Anh và Pháp, đồng thời đe dọa tiếp tục cắt nguồn cung này tới 6 nước EU khác là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italy, Đức và Hà Lan. Iran cho rằng lệnh cấm vận dầu mỏ gần đây của EU nhằm vào Iran "không ảnh hưởng nhiều" tới việc bán dầu mỏ ra nước ngoài, đồng thời khẳng định các lệnh cấm vận của EU không thể làm tổn hại tới sự phát triển của ngành dầu mỏ Iran, đồng thời cho rằng dầu mỏ của Iran có giá trị kinh tế cao và thị trường dầu mỏ quốc tế không thể từ bỏ nguồn cung này./.
(TTXVN)