Các nội dung chính của sửa đổi này bao gồm bãi bỏ khả năng người nước ngoàiđược nộp đơn xin tị nạn ở các sứ quán và lãnh sự Thụy Sĩ; không xem xét khả năngcông nhận là người tị nạn đối với những đối tượng đào ngũ, từ chối thực hiệnnghĩa vụ quân sự; đưa những người tị nạn vi phạm pháp luật vào các trung tâm đặcbiệt thay vì xem xét cấp quy chế tị nạn...
Trên thực tế, sửa đổi này đã siết chặt quy định cấp quy chế người tị nạn cũngnhư thu hẹp diện đối tượng có thể được công nhận là người tị nạn tại Thụy Sĩ,được sinh sống tại đất nước và được chính phủ đài thọ.
Tuy nhiên, các sửa đổi trên đã gây ra tranh cãi, và những người phản đối đãthu thập đủ 50 nghìn chữ ký ủng hộ để đưa vấn đề này ra trưng cầu dân ý.
Năm 2012, Thụy Sĩ nhận 28.600 đơn xin tị nạn, một con số kỉ lục tính từ năm1999. Hiện nay trung bình một phần tư số dân nước này là người di cư.
Cùng với Kế hoạch Hành động quốc gia chống buôn người thông qua tháng10/2012, nhằm triệt phá các đường dây buôn người, làm giả giấy tờ để đưa ngườitrái phép vào trong nước, Thụy Sĩ còn áp dụng hạn ngạch giấy phép định cư chonhiều quốc gia Đông Âu, đặc biệt là Bulgaria và Romania./.