Hành hương về với đất Phật chùa Hương năm nay, du khách sẽ được thưởng thức những tiết mục ca nhạc cổ truyền khi ngồi đò ngắm cảnh trên dòng suối Yến. Ngoài ra, hơn 200 chiếc đò được cải tiến, có ghế ngồi bằng nhựa sẽ được đưa vào phục vụ, tránh cảnh ngồi đò bằng ghế gỗ chen chúc.
Thông tin trên được Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương đưa ra trong buổi họp báo sáng nay (5/2). Đây cũng chính là nét mới của một trong những lễ hội được coi là lớn nhất nước vào mỗi độ xuân về.
Ngồi đò “VIP”, nghe nhạc cổ truyền
Hành hương lễ Phật đầu năm vốn là một phong tục truyền thống của dân tộc Việt. Và, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Theo Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương, năm 2009, lượng khách đổ về nơi có động “đẹp nhất trời Nam” đã đạt tới con số 1.262.000 lượt khách, trong đó có tới 26.000 lượt khách quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức cho hay, đạt được số lượng khách lớn như vậy là điều đáng mừng. Bởi thế, việc chuẩn bị chu đáo để đón du khách năm 2010 đã được đơn vị chú ý đặc biệt.
Muốn đặt chân tới động Hương Tích, du khách phải ngồi đò qua dòng suối Yến trong một khoảng thời gian khá dài trước khi leo những bậc đá. Do đó, nhiều người ngắm cảnh, tranh thủ ăn uống, hoặc đánh bài… để “giết thời gian”.
Để phục vụ du khách tốt hơn, mùa lễ hội chùa Hương 2010 sẽ có những “thuyền văn hóa” đi dọc suối Yến với tốc độ rất chậm hoặc cắm sào, dừng lại trên dòng suối. Trên thuyền, các ca sĩ sẽ hát những bài hát truyền thống của dân tộc, ca ngợi quê hương đất nước...
Vị Phó Chủ tịch của Mỹ Đức cũng cho hay, phục vụ nhu cầu ngày một cao của khách hành hương, ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị hơn 200 chiếc “đò VIP” để đưa đón du khách qua dòng suối Yến.
Gọi là “đò VIP,” bởi trên chiếc đò được sơn màu xanh, có hệ thống ghế ngồi khoảng 12 chiếc bằng nhựa. Thêm vào đó, du khách sẽ có thêm ô che nắng, mưa khi cần thiết. Giá một chuyến của loại “đò VIP” này là 35.000 đồng/người. Ngoài ra, còn có 4.600 đò thường phục vụ với giá 25.000 đồng/người.
Cũng theo ông Hậu, đến mùa lễ hội 2011, 100% đò chở khách ở chùa Hương sẽ được chuyển đổi sang đò chất lượng cao.
“Stop” nhạc chế trong khuôn viên lễ hội
Một trong những “ung nhọt” gây nhức nhối ở lễ hội chùa Hương những năm trước đây là tình trạng nhạc chế, hình ảnh người mẫu mặc bikini bừa bãi trong khu vực lễ hội. Đây là một vấn đề rất phi văn hóa ở chỗ tôn nghiêm, ở nơi “danh lam đứng đầu thiên hạ.”
Trả lời về vấn đề này, ông Hậu thẳng thắn cho biết hiện tượng nhạc chế có rất nhiều trong mùa lễ hội 2008. Ngay trong mùa lễ hội chùa Hương 2009, Ban tổ chức đã mạnh tay dẹp bỏ.
Trước mùa lễ hội năm nay, 5 thôn của xã Hương Sơn đã tổ chức họp dân, phổ biến, nâng cao kiến thức cho họ về làm du lịch văn hóa. Do đó, ông Hậu tin tưởng và “cam đoan năm nay sẽ không có băng đĩa nhạc chế, hình ảnh người mẫu bikini bán ở khu vực chùa Hương.”
Để lễ hội chùa Hương ngày càng đi vào quy củ tình trạng hành khất trong khu vực lễ hội đã được dẹp bỏ từ năm trước sẽ được duy trì. Hành khách nếu vứt rác bừa bãi, làm mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt với mức 50.000 đồng/lần.
Được biết, Ban tổ chức cũng phối hợp với VOV Giao thông để thông tin về giao thông trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, giúp khách hành hương có thông tin rõ hơn về đường sá./.
Thông tin trên được Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương đưa ra trong buổi họp báo sáng nay (5/2). Đây cũng chính là nét mới của một trong những lễ hội được coi là lớn nhất nước vào mỗi độ xuân về.
Ngồi đò “VIP”, nghe nhạc cổ truyền
Hành hương lễ Phật đầu năm vốn là một phong tục truyền thống của dân tộc Việt. Và, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Theo Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương, năm 2009, lượng khách đổ về nơi có động “đẹp nhất trời Nam” đã đạt tới con số 1.262.000 lượt khách, trong đó có tới 26.000 lượt khách quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức cho hay, đạt được số lượng khách lớn như vậy là điều đáng mừng. Bởi thế, việc chuẩn bị chu đáo để đón du khách năm 2010 đã được đơn vị chú ý đặc biệt.
Muốn đặt chân tới động Hương Tích, du khách phải ngồi đò qua dòng suối Yến trong một khoảng thời gian khá dài trước khi leo những bậc đá. Do đó, nhiều người ngắm cảnh, tranh thủ ăn uống, hoặc đánh bài… để “giết thời gian”.
Để phục vụ du khách tốt hơn, mùa lễ hội chùa Hương 2010 sẽ có những “thuyền văn hóa” đi dọc suối Yến với tốc độ rất chậm hoặc cắm sào, dừng lại trên dòng suối. Trên thuyền, các ca sĩ sẽ hát những bài hát truyền thống của dân tộc, ca ngợi quê hương đất nước...
Vị Phó Chủ tịch của Mỹ Đức cũng cho hay, phục vụ nhu cầu ngày một cao của khách hành hương, ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị hơn 200 chiếc “đò VIP” để đưa đón du khách qua dòng suối Yến.
Gọi là “đò VIP,” bởi trên chiếc đò được sơn màu xanh, có hệ thống ghế ngồi khoảng 12 chiếc bằng nhựa. Thêm vào đó, du khách sẽ có thêm ô che nắng, mưa khi cần thiết. Giá một chuyến của loại “đò VIP” này là 35.000 đồng/người. Ngoài ra, còn có 4.600 đò thường phục vụ với giá 25.000 đồng/người.
Cũng theo ông Hậu, đến mùa lễ hội 2011, 100% đò chở khách ở chùa Hương sẽ được chuyển đổi sang đò chất lượng cao.
“Stop” nhạc chế trong khuôn viên lễ hội
Một trong những “ung nhọt” gây nhức nhối ở lễ hội chùa Hương những năm trước đây là tình trạng nhạc chế, hình ảnh người mẫu mặc bikini bừa bãi trong khu vực lễ hội. Đây là một vấn đề rất phi văn hóa ở chỗ tôn nghiêm, ở nơi “danh lam đứng đầu thiên hạ.”
Trả lời về vấn đề này, ông Hậu thẳng thắn cho biết hiện tượng nhạc chế có rất nhiều trong mùa lễ hội 2008. Ngay trong mùa lễ hội chùa Hương 2009, Ban tổ chức đã mạnh tay dẹp bỏ.
Trước mùa lễ hội năm nay, 5 thôn của xã Hương Sơn đã tổ chức họp dân, phổ biến, nâng cao kiến thức cho họ về làm du lịch văn hóa. Do đó, ông Hậu tin tưởng và “cam đoan năm nay sẽ không có băng đĩa nhạc chế, hình ảnh người mẫu bikini bán ở khu vực chùa Hương.”
Để lễ hội chùa Hương ngày càng đi vào quy củ tình trạng hành khất trong khu vực lễ hội đã được dẹp bỏ từ năm trước sẽ được duy trì. Hành khách nếu vứt rác bừa bãi, làm mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt với mức 50.000 đồng/lần.
Được biết, Ban tổ chức cũng phối hợp với VOV Giao thông để thông tin về giao thông trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, giúp khách hành hương có thông tin rõ hơn về đường sá./.
Nhiều sự kiện hướng tới 1000 năm Phật giáo Thăng Long – Hà Nội Đại đức Thích Minh Hiền, Trụ trì chùa Hương cho hay, hướng tới 1000 năm Phật giáo Thăng Long – Hà Nội (ngày 16/6 âm lịch), chùa Hương sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo ý nghĩa. Cụ thể, ngày 6 tháng Giêng, chùa Hương sẽ tổ chức lễ hội sớm nhất trong tất cả các lễ hội Phật giáo trong nước. Ngoài những hoạt động văn hóa, tại chùa Hương sẽ khai mạc Bảo tàng cổ vật Văn hóa Phật Giáo và Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo tại chùa Thiên Trù. Đây là triển lãm lớn nhất từ trước tới nay, gồm những tác phẩm của các họa sĩ đương đại, họa sĩ phật tử, chư tăng. Ngoài ra, trong Tuần lễ Văn hóa Phật giáo ngày 19/2 (âm lịch) tại chùa Hương, nhà chùa sẽ tổ chức nhiều chương trình ca múa nhạc, lễ hội hoa đăng (thắp 500 ngọn nến cúng dâng lên Bồ tát Quán Thế âm), thả đèn hoa sen… |
Trung Hiền (Vietnam+)