Số liệu của ESCAP cho biết, trên 40% trong tổng số khoảng 4 tỷ người đang sinhsống ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn chủ yếu dựa vào các chất thải nôngnghiệp truyền thống để đáp ứng những nhu cầu về nấu nướng và sưởi ấm.
Điều này này đã tạo ra những ảnh hưởng kinh tế-xã hội vô cùng to lớn, đặc biệtlà đối với phụ nữ, những người chiếm gần 70% trong số một tỷ người sống dưới mức1,25 USD/ngày của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Hội nghị các nhóm chuyên gia về sự phát triển năng lượng bền vữngở châu Á-Thái Bình Dương, Giám đốc bộ phận phát triển xã hội thuộc ESCAP, bàNanda Krairiksh nói: “Khả năng tiếp cận năng lượng rộng rãi hơn là một yếu tốthen chốt cho việc giảm thiểu sự mất bình đẳng. Trong quá trình xây dựng cácchính sách năng lượng, chúng ta cần phải nghe tiếng nói của những người nghèo vànhững người bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội.”
Bà Krairiksh cũngcho rằng, việc đảm bảo quyền cho mọi người tiếp cận các dịch vụ năng lượng cơbản và sạch không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu sự mất bìnhđẳng mà còn mang lại những lợi ích to lớn trong các lĩnh vực y tế và giáo dục.
Theo Giám đốc bộ phận môi trường và phát triển của ESCAP, ông Rae Kwon Chung,việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, tăng gấp hai lầntốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tỷ lệ sử dụng năng lượng táisinh, có thể mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của khu vực, giúp đấu tranhvới vấn đề biến đổi khí hậu và mang lại bước tiến dài trong việc bảo đảm cơ hộibình đẳng cho tất cả mọi người./.