Tiểu vùng sông Mekong trong chiến lược châu Á của Mỹ

Trong bối cảnh Mỹ chú ý đến sông Mekong từ lâu, việc theo dõi vai trò của tiểu vùng này sẽ rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh có những diễn biến lớn, khó lường trong chính sách của Mỹ.
Tiểu vùng sông Mekong trong chiến lược châu Á của Mỹ ảnh 1Người dân buôn bán trên sông Mekong. (Nguồn: fishbio.com)

Theo trang mạng thediplomat.com, khi chu kỳ hội nghị thượng đỉnh châu Á tiếp theo diễn ra vào cuối tháng này ở Bangkok (Thái Lan), một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Mỹ sẽ được chú ý là cách tiếp cận của Washington đối với tiểu vùng sông Mekong - cách viết tắt cho khu vực này ở Đông Nam Á lục địa mà ở đó sông Mekong, một trong những con sông lớn và dài nhất thế giới, đang chảy qua.

Trong bối cảnh Mỹ chú ý đến sông Mekong từ lâu, việc theo dõi vai trò của tiểu vùng này sẽ rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh có những diễn biến lớn, khó lường trong chính sách của Mỹ, bao gồm cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung và chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tầm quan trọng của tiểu vùng sông Mekong đã được thừa nhận từ lâu trong chính sách của Mỹ. Sông Mekong - chảy qua Trung Quốc (nơi nó được gọi là Lan Thương) và vào các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - là một nguồn tài nguyên quan trọng cung cấp cho hơn 60 triệu người lương thực, nước và giao thông vận tải.

Tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, tiểu vùng sông Mekong vừa được coi là điểm kết nối, vừa là nơi diễn ra xung đột giữa các nước Đông Nam Á và các cường quốc tham gia ở đó, bao gồm cả Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

[Thái Lan đầu tư hơn 3 tỷ USD thúc đẩy kết nối với 6 quốc gia]

Tầm quan trọng của sông Mekong trong chính sách châu Á của Mỹ chỉ tăng lên trong nhưng năm gần đây, với việc các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong trong khi củng cố nền kinh tế của mình thì vấp phải những thách thức về quản lý và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong khi đó, chính bản thân sông Mekong cũng đang gặp nguy hiểm do một loạt áp lực liên quan đến phát triển, nhân khẩu học và biến đổi khí hậu, bao gồm cả sự phát triển của các đập thủy điện.

Ngày nay, sông Mekong vẫn là trọng tâm chiến lược của Mỹ đối với châu Á.

Thực vậy, trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), chính quyền Trump nêu rõ tiểu vùng sông Mekong là nơi các nguyên tắc tự do và rộng mở được cho là thách thức lớn nhất. Khu vực này cũng thể hiện rõ nhất mối liên kết giữa ba trụ cột của FOIP bao gồm an ninh, kinh tế và quản trị mà các quan chức Mỹ đã vạch ra do sự tồn tại của những thách thức đa dạng, xuyên biên giới.

Tương lai của tiểu vùng sông Mekong chạm đến các mục tiêu rộng lớn khác của Mỹ, bao gồm thúc đẩy các liên minh và đối tác, tăng cường sự thống nhất ASEAN, củng cố sự can dự kinh tế của Mỹ và quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chính sách của Mỹ đã nhận ra điều này và bắt đầu đưa ra một phản ứng mạnh mẽ hơn. Thật vậy, năm 2019 đánh dấu kỷ niệm một thập kỷ chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama tham gia Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI), một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác tiểu vùng và xây dựng năng lực ở khu vực Đông Nam Á.

Trong khi dưới thời chính quyền Trump, cho đến nay LMI ít được giới truyền thông chú ý và vẫn chưa nhận ra tiềm năng đầy đủ của nó, nhưng sáng kiến này vẫn hoạt động, cùng với những nỗ lực liên quan khác trong chiến lược FOIP, bao gồm các nỗ lực cơ sở hạ tầng mới và các công việc vẫn tiếp diễn được thực hiện bởi các đồng minh và đối tác chủ chốt của Mỹ như Nhật Bản và Singapore.

Những thách thức vẫn còn tồn tại. Một trong số đó là khu vực này đã thay đổi như thế nào hơn thập kỷ qua kể từ khi có LMI, liệu có những vấn đề hạn chế triển vọng tham gia của Mỹ hay sự xâm nhập của Trung Quốc thông qua cơ chế hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC) cũng như sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của nước này?

Những thách thức khác liên quan đến chính sách của Mỹ, rất khó khăn trong việc kết hợp các nguồn lực để giải quyết một loạt vấn đề - bao gồm môi trường, năng lượng, y tế, nước, nông nghiệp, quản trị, biến đổi khí hậu, kết nối và trao quyền cho phụ nữ - nhằm làm sáng tỏ cách tiếp cận của chính Washington đối với khu vực này, độc lập với cách tiếp cận của Trung Quốc và các quốc gia khác.

Chắc chắn, những thách thức này có thể được giải quyết. Bản thân các quốc gia Đông Nam Á đang cảnh giác với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại tiểu vùng sông Mekong ở những mức độ khác nhau và họ vẫn cần các giải pháp thay thế. Và nếu Mỹ sử dụng tất cả nguồn lực, bao gồm tận dụng triệt để sức mạnh của các thể chế phi chính phủ cũng như các trường đại học và công ty, Mỹ gần như sẽ tạo ra “khả năng vô song” trong việc giúp những quốc gia này và thúc đẩy các lợi ích của chính Mỹ ở khu vực Đông Nam Á hay nói rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục