Phát biểu tại cuộc tọa đàm “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản vào các khu công nghiệp tại Việt Nam” do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp Tập đoàn Forval (Nhật Bản) tổ chức ngày 27/2 tại Hà Nội, ông Hideo Okubo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Tập đoàn Forval cho biết, hiện mới chỉ có 5.886 doanh nghiệp Nhật Bản (tương đương 2,7%) đã có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Có tới 97,3% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, nhất là trong bối cảnh sau động đất sóng thần, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra nước ngoài.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức là thị trường trong nước bị thu nhỏ dần, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm do sự già hoá xã hội ngày càng rõ nét… Chính vì thế, các doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng đến thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Để thu hút được các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam, ông Hideo Okubo chia sẻ, việc xây dựng các khu công nghiệp cần hướng theo tiêu chí "Khu công nghiệp không chỉ là khu công nghiệp mà còn phải kết hợp nó thành khu đô thị".
Ông Hideo cho rằng, hiện nay tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp chỉ tập trung vào xây khu công nghiệp thôi mà không chú ý xây khu đô thị xung quanh. Ông khẳng định đây là xu hướng tất yếu trong tương lai và cho biết, thời gian tới Forval sẽ tiếp xúc với các khu công nghiệp và đánh giá xem khu công nghiệp nào đủ tiềm năng để phát triển khu đô thị như vậy.
Tiêu chí về quy mô, diện tích nhà xưởng cũng là một trong số những điểm đáng chú ý về việc thu hút đầu tư của Nhật Bản. Theo gợi ý từ Forval, các khu công nghiệp nên tập trung xây công xưởng có diện tích khoảng 500m2 thay vì 1.000m2 trở lên như với các doanh nghiệp lớn hiện nay. Với quy mô này sẽ phù hợp và dễ sử dụng đối với các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng chú trọng tới những hỗ trợ về IT bằng cách nhờ nhiều nhà sản xuất và công ty truyền thông xử lý ứng phó, về đơn giản hóa thủ tục đăng ký các loại (dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật), hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân sự song song với việc xây dựng trường huấn luyện nghiệp vụ, hỗ trợ khai thác đối tác (tổ chức tọa đàm, giao lưu giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ) hay các đối sách hỗ trợ môi trường.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 1.667 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 23,6 tỷ USD.
Mặc dù là một trong các đối tác đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản hiện nay vẫn còn e ngại khi quyết định lựa chọn đầu tư tại đây do thiếu các thông tin về cơ hội đầu tư, môi trường đầu tư, các thông tin liên quan tới chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, đặc biệt tại các KCN Việt Nam.
Cuộc tọa đàm lần này là cơ hội để hai bên gặp gỡ, tìm hiểu kỹ hơn về môi trường đầu tư, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản vào khu công nghiệp Việt Nam./.
Có tới 97,3% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, nhất là trong bối cảnh sau động đất sóng thần, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra nước ngoài.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức là thị trường trong nước bị thu nhỏ dần, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm do sự già hoá xã hội ngày càng rõ nét… Chính vì thế, các doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng đến thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Để thu hút được các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam, ông Hideo Okubo chia sẻ, việc xây dựng các khu công nghiệp cần hướng theo tiêu chí "Khu công nghiệp không chỉ là khu công nghiệp mà còn phải kết hợp nó thành khu đô thị".
Ông Hideo cho rằng, hiện nay tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp chỉ tập trung vào xây khu công nghiệp thôi mà không chú ý xây khu đô thị xung quanh. Ông khẳng định đây là xu hướng tất yếu trong tương lai và cho biết, thời gian tới Forval sẽ tiếp xúc với các khu công nghiệp và đánh giá xem khu công nghiệp nào đủ tiềm năng để phát triển khu đô thị như vậy.
Tiêu chí về quy mô, diện tích nhà xưởng cũng là một trong số những điểm đáng chú ý về việc thu hút đầu tư của Nhật Bản. Theo gợi ý từ Forval, các khu công nghiệp nên tập trung xây công xưởng có diện tích khoảng 500m2 thay vì 1.000m2 trở lên như với các doanh nghiệp lớn hiện nay. Với quy mô này sẽ phù hợp và dễ sử dụng đối với các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng chú trọng tới những hỗ trợ về IT bằng cách nhờ nhiều nhà sản xuất và công ty truyền thông xử lý ứng phó, về đơn giản hóa thủ tục đăng ký các loại (dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật), hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân sự song song với việc xây dựng trường huấn luyện nghiệp vụ, hỗ trợ khai thác đối tác (tổ chức tọa đàm, giao lưu giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ) hay các đối sách hỗ trợ môi trường.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 1.667 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 23,6 tỷ USD.
Mặc dù là một trong các đối tác đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản hiện nay vẫn còn e ngại khi quyết định lựa chọn đầu tư tại đây do thiếu các thông tin về cơ hội đầu tư, môi trường đầu tư, các thông tin liên quan tới chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, đặc biệt tại các KCN Việt Nam.
Cuộc tọa đàm lần này là cơ hội để hai bên gặp gỡ, tìm hiểu kỹ hơn về môi trường đầu tư, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản vào khu công nghiệp Việt Nam./.
Minh Thúy (Vietnam+)