“Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản sau 3 năm triển khai: cơ hội và triển vọng” là hội thảo do Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 14/12.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Văn Niên, Trưởng ban Chỉ đạo Hội nhập Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Hội thảo là cơ hội để giới thiệu tiềm năng và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và tại Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng, cũng như việc chia sẻ thông tin thị trường xuất nhập khẩu, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.
Trên cơ sở đó, các cơ quan của Trung ương và địa phương đề ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hội thảo cũng là cơ hội để Việt Nam được tiếp cận, trao đổi, thảo luận cùng các tổ chức quốc tế, các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng tìm hiểu vấn đề liên quan nhằm tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Các địa biểu đã thảo luận, phân tích, chia sẻ, giới thiệu các vấn đề liên quan đến cơ hội và triển vọng sau 3 năm triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản như lợi ích của Hiệp định đối với các doanh nghiệp của 2 nước; giới thiệu môi trường, chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam-kinh nghiệm cho Bà Rịa-Vũng Tàu; giới thiệu chính sách thu hút đầu FDI của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong các lĩnh vực Logistics và ngành công nghiệp hỗ trợ; kết nối cơ hội đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản trong một số lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam…
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 10/2009 với ý nghĩa tự do hóa thương mại dịch vụ, thuế quan, hủy bỏ thuế, cắt giảm thuế và tăng cường hóa liên kết các lĩnh vực liên quan nhằm đóng góp xúc tiến đầu tư, mở rộng thương mại và tăng cường hóa tổng thể quan hệ kinh tế giữa Việt Nam-Nhật Bản.
Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên có Hiệp định đối tác giữa hai quốc gia. Nhật Bản đã miễn thuế khoảng 95% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam cũng miễn thuế khoảng 88% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản trong vòng 10 năm. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 92% trong 10 năm tự do hóa thương mại.
Việt Nam với 15 khu kinh tế ven biển tận dụng được lợi thế cảng biển nước sâu, sân bay, vị trí chiến lược. Ngoài ra, còn có 283 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên khoảng 80.100 ha. Các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tận dụng được lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, tập trung nguồn nhân lực...
Đây là những điều kiện tốt để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng với các lợi thế sẵn có như về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống cảng biển... sẽ là cơ hội đầu tư tốt cho doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào các ngành như khai khoáng, sản xuất thép và các sản phẩm liên quan ngành thép, ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất thép, kim loại và dầu khí, công nghiệp chế biến thủy sản, phát triển ngành dịch vụ hậu cần cảng logistics.../.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Văn Niên, Trưởng ban Chỉ đạo Hội nhập Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Hội thảo là cơ hội để giới thiệu tiềm năng và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và tại Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng, cũng như việc chia sẻ thông tin thị trường xuất nhập khẩu, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.
Trên cơ sở đó, các cơ quan của Trung ương và địa phương đề ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hội thảo cũng là cơ hội để Việt Nam được tiếp cận, trao đổi, thảo luận cùng các tổ chức quốc tế, các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng tìm hiểu vấn đề liên quan nhằm tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Các địa biểu đã thảo luận, phân tích, chia sẻ, giới thiệu các vấn đề liên quan đến cơ hội và triển vọng sau 3 năm triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản như lợi ích của Hiệp định đối với các doanh nghiệp của 2 nước; giới thiệu môi trường, chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam-kinh nghiệm cho Bà Rịa-Vũng Tàu; giới thiệu chính sách thu hút đầu FDI của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong các lĩnh vực Logistics và ngành công nghiệp hỗ trợ; kết nối cơ hội đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản trong một số lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam…
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 10/2009 với ý nghĩa tự do hóa thương mại dịch vụ, thuế quan, hủy bỏ thuế, cắt giảm thuế và tăng cường hóa liên kết các lĩnh vực liên quan nhằm đóng góp xúc tiến đầu tư, mở rộng thương mại và tăng cường hóa tổng thể quan hệ kinh tế giữa Việt Nam-Nhật Bản.
Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên có Hiệp định đối tác giữa hai quốc gia. Nhật Bản đã miễn thuế khoảng 95% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam cũng miễn thuế khoảng 88% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản trong vòng 10 năm. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 92% trong 10 năm tự do hóa thương mại.
Việt Nam với 15 khu kinh tế ven biển tận dụng được lợi thế cảng biển nước sâu, sân bay, vị trí chiến lược. Ngoài ra, còn có 283 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên khoảng 80.100 ha. Các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tận dụng được lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, tập trung nguồn nhân lực...
Đây là những điều kiện tốt để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng với các lợi thế sẵn có như về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống cảng biển... sẽ là cơ hội đầu tư tốt cho doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào các ngành như khai khoáng, sản xuất thép và các sản phẩm liên quan ngành thép, ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất thép, kim loại và dầu khí, công nghiệp chế biến thủy sản, phát triển ngành dịch vụ hậu cần cảng logistics.../.
Hoàng Nhị (TTXVN)