Tọa đàm về nhà báo chiến sỹ noi gương nhà báo Hồ Chí Minh

“Nhà báo chiến sỹ noi gương nhà báo Hồ Chí Minh” là tọa đàm do Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội phối hợp tổ chức ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tọa đàm về nhà báo chiến sỹ noi gương nhà báo Hồ Chí Minh ảnh 1Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân phát biểu tại tọa đàm.(Nguồn: Báo QĐND)

“Nhà báo chiến sỹ noi gương nhà báo Hồ Chí Minh” là tọa đàm do Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội phối hợp tổ chức ngày 14/6 tại Hà Nội.

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 75 Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị.

Tọa đàm “Nhà báo chiến sỹ noi gương nhà báo Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp nhiều luận cứ khoa học, lịch sử và thực tiễn, tiếp tục khẳng định những giá trị tư tưởng, quan điểm và lời chỉ dẫn, căn dặn của Người đối với báo chí cách mạng nói chung, báo chí Quân đội nói riêng trong giai đoạn mới; nêu bật những phẩm chất cao quý, đáng kính của Nhà báo cách mạng Hồ Chí Minh.

Các ý kiến tham luận tại tọa đàm khẳng định những kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đội ngũ nhà báo trong Quân đội; kịp thời động viên đội ngũ nhà báo chiến sỹ tiếp tục phát huy truyền thống, tôi luyện “tâm sáng, lòng trong, bút sắc,” thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến khẳng định trải qua các thời kỳ, báo chí quân đội luôn thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; diễn đàn tin cậy của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân cả nước.

Các cơ quan báo chí quân đội luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích trong quá trình tác nghiệp; không ngả nghiêng trước sự tác động, chống phá của các thế lực thù địch và ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường.

Đội ngũ những người làm báo trong quân đội - những nhà báo chiến sỹ luôn học tập, noi theo gương sáng của Nhà báo Hồ Chí Minh. Nhiều nhà báo chiến sỹ đã anh dũng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đội ngũ nhà báo chiến sỹ qua các thế hệ, với phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trách nhiệm chính trị-xã hội cao, trình độ nghiệp vụ vững vàng đã phản ánh đa dạng, thông tin nhiều chiều thực tiễn sinh động, phong phú của xã hội và hoạt động quân sự quốc phòng; hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Đáng chú ý là chia sẻ tại tọa đàm của nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương những tiêu chí về rèn luyện phẩm chất, đạo đức của nhà báo nói chung cũng chính là tiêu chí rèn luyện của nhà báo quân đội nói riêng.

Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, bảo lợi ích tối cao của nhân dân, nên một nhà báo quân đội, trong khi đề cập tới việc rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà báo nói chung, trước hết phải tự mình rèn luyện để xứng đáng là một chiến sỹ quân đội, xứng đáng với danh hiệu Bộ đội cụ Hồ.

Tại tọa đàm, một số ý kiến cũng đề cập tới việc để báo chí quân đội tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế của mình, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; phát huy vai trò quản lý của cơ quan chủ quản - cơ quan quản lý đối với các cơ quan báo chí trong quân đội, nhằm đảm bảo cho báo chí quân đội hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích; tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan báo chí theo hướng cơ bản, chính quy, hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao.

Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng, mà trước hết là các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; gắn việc làm này với đẩy mạnh các hoạt động quảng bá để nâng cao vị thế báo chí quân đội trong quá trình phát triển.

Các ý kiến tập trung phân tích, chỉ rõ yêu cầu phải nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ nhà báo chiến sỹ “vừa hồng, vừa chuyên,” trong đó phải hết sức chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên; gắn đào tạo cơ bản với đào tạo tại chức, đào tạo trong nước với bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ báo chí ở nước ngoài.

Các cơ quan báo chí phải làm tốt công tác luân chuyển, đưa phóng viên, biên tập viên đi thực tiễn cơ sở, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, những nơi khó khăn, nguy hiểm; tạo điều kiện cho họ “đắm mình” vào cuộc sống, sinh hoạt của bộ đội, trên cơ sở đó có những tác phẩm báo chí thực sự mang hơi thở của thực tiễn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục