Toàn cảnh vụ Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp
Việc Australia đơn phương hủy thỏa thuận đóng tàu ngầm với Pháp sau khi gia nhập liên minh quân sự AUKUS với Mỹ và Anh đã gây nên căng thẳng giữa các nước đồng minh phương Tây.
Ông Morrison tuyên bố: "Quyết định mà chúng tôi đưa ra là không tiếp tục hợp đồng tàu ngầm lớp Attack và việc ngừng lộ trình này không phải là việc thay đổi ý định mà là thay đổi nhu cầu."
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết các tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide với sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Anh, đồng thời khẳng định Australia sẽ không trang bị vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Johnson khẳng định Anh và Pháp vẫn "vai kề vai" bất chấp việc trước đó, đối tác AUKUS đã giúp Canberra có được tàu ngầm của Mỹ và hủy bỏ thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD đã ký với Paris.
Một người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, EU không được thông báo trước về thỏa thuận đối tác an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Austlia, làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu đang bị “gạt ra ngoài lề.”
IAEA nêu rõ, Mỹ-Anh-Australia đã thông báo rằng "mục đích chính của quan hệ hợp tác này là duy trì sức mạnh của cơ chế không phổ biến hạt nhân và uy tín của Australia về việc này"
Bộ trưởng Quốc phòng Australia nêu rõ hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong việc bố trí lực lượng, khả năng tương tác cũng như làm sâu sắc thêm hoạt động liên minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bên kể từ khi bà Truss nhậm chức tuần qua, ông Motegi hoan nghênh việc khởi động hiệp ước an ninh 3 bên gồm Anh, Mỹ và Australia.
Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra lệnh triệu hồi để tham vấn sau khi Australia từ bỏ thỏa thuận mua các tàu ngầm của Pháp trị giá khoảng 40 tỷ USD để chuyển sang các tàu của Mỹ
Quan chức Nhà Trắng đưa ra tuyên bố sau khi Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Australia, sau khi Canberra từ bỏ thỏa thuận mua các tàu ngầm của Pháp để chuyển sang tàu của Mỹ.
Theo lời của Ngoại trưởng Pháp Le Drian, đây là quyết định hiếm hoi của Tổng thống Macron do “tính nghiêm trọng đặc biệt” của tuyên bố do Mỹ, Anh và Australia đưa ra hôm 15/9.
Theo Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio, việc xây dựng một lá chắn phòng thủ của Liên minh châu Âu (EU) là nhu cầu cấp bách; ông hy vọng EU sẽ đạt đồng thuận về vấn đề này.
Tân Ngoại trưởng Anh cho biết bà đã có cuộc thảo luận hiệu quả với ông Blinken về các vấn đề như hoan nghênh mối quan hệ đối tác AUKUS mới, tiếp tục hợp tác với nhau trong vấn đề Afghanistan.
Theo Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, có nhiều thỏa thuận giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến NATO về mặt chính trị, nhưng hiện tại điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác quân sự trong NATO.
Tại cuộc điện đàm sắp tới, Tổng thống Pháp Macron sẽ yêu cầu Tổng thống Mỹ Biden làm rõ về quan hệ đối tác Mỹ-Anh-Australia, điều khiến Canberra quyết định rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm của Paris.
Pháp đang tìm cách cản trở đàm phán FTA giữa EU và Australia, yêu cầu các quốc gia châu Âu “xem xét lại” thỏa thuận này để trả đũa chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison hủy hợp đồng đóng tàu ngầm.
Theo ông Johnson, Anh và Pháp đang phối hợp triển khai những hoạt động quân sự chung ở Mali và các quốc gia Baltic, cũng như hợp tác trong chương trình thử nghiệm hạt nhân mô phỏng.