Lễ giổ tổ nghề thêu năm 2012 sẽ diễn ra ngày 30/7 tại XQ Đà Lạt (Lâm Đồng) với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn tôn vinh nghề thêu truyền thống của dân tộc Việt Nam.
"Đạo hiếu" sẽ là chủ đề nổi bật trong các hoạt động giỗ tổ nghề thêu năm nay.
Thông tin trên được Ban tổ chức cho biết ngày 5/7 tại cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra tại Hà Nội.
Chủ đề "Đạo hiếu" trong lễ giỗ tổ nghề thêu năm 2012 chính là tôn vinh tinh thần hiếu nghĩa của dân tộc, nhớ ơn công đức tiên tổ đã tạo cho con cháu ngàn đời một đất nước tươi đẹp, con người dễ mến và quan trọng hơn cả là có được nhiều nghề thủ công đặc sắc, thể hiện được nét tài hoa của người thợ, trong đó có nghề thêu tay.
Do đó, trong lễ giỗ tổ nghề thêu sẽ có nghi lễ dâng "Quả phúc tổ tiên" về đền các vị tổ nghề thêu và nghi lễ thay "áo sống - áo chết" tưởng nhớ những người phụ nữ làm nghề thêu.
Bên cạnh đó là các nghi lễ tôn vinh những người thợ thêu lớn tuổi đã góp nhiều công sức bảo tồn, phát huy giá trị của nghề thêu truyền thống, trao truyền nghề dân tộc một cách tinh tế nhất cho các thế hệ sau.
Đặc biệt, trong lễ giỗ tổ năm nay, tranh thêu XQ mang tới cho cộng đồng nghi lễ "Dâng áo choàng thêu" lên nữ thần bảo hộ phụ nữ nghề thêu là Nam Phương Hoàng hậu. Cùng với đó là một bức tranh thêu chân dung Hoàng hậu cùng với một bức thư bà viết khi bà sống tại cung An Định, kinh thành Huế khi xưa...
Bên cạnh các hoạt động tôn vinh nghề thêu, còn có 2 chương trình ẩm thực dành cho công chúng tham dự, đó là chương trình ẩm thực "Con đường gia vị Việt Nam" dành để trưng bày các loại gia vị hiện có của nước ta, đồng thời dùng chính các loại gia vị đó chế biến những món ăn đặc sắc nhất của 3 miền đất nước.
Một chương trình ẩm thực khác có tên gọi "Ai gọi tên anh trên cánh đồng hoa" dành để giới thiệu các món ăn tinh tế của vùng đất Đà Lạt thơ mộng đầy hoa với thiên nhiên tươi đẹp, khoáng đạt...
Nghề thêu Việt Nam đã có từ thế kỷ 16. Tổ sư của nghề thêu được người trong ngành tôn vinh là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải, sinh 18/1/1606 và mất ngày 12/6/1661, người làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Năm 1646, ông được bổ đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian đó ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải. Khi về nước, ông đã đem những điều này dạy lại cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận.
Về sau, nhân dân 5 xã này đã lập đền thờ, tôn vinh ông thành ông tổ của nghề thêu. Ngày mất của ông 12/6 âm lịch hàng năm đã trở thành Ngày giỗ tổ nghề thêu Việt Nam từ hơn 300 năm nay./.
"Đạo hiếu" sẽ là chủ đề nổi bật trong các hoạt động giỗ tổ nghề thêu năm nay.
Thông tin trên được Ban tổ chức cho biết ngày 5/7 tại cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra tại Hà Nội.
Chủ đề "Đạo hiếu" trong lễ giỗ tổ nghề thêu năm 2012 chính là tôn vinh tinh thần hiếu nghĩa của dân tộc, nhớ ơn công đức tiên tổ đã tạo cho con cháu ngàn đời một đất nước tươi đẹp, con người dễ mến và quan trọng hơn cả là có được nhiều nghề thủ công đặc sắc, thể hiện được nét tài hoa của người thợ, trong đó có nghề thêu tay.
Do đó, trong lễ giỗ tổ nghề thêu sẽ có nghi lễ dâng "Quả phúc tổ tiên" về đền các vị tổ nghề thêu và nghi lễ thay "áo sống - áo chết" tưởng nhớ những người phụ nữ làm nghề thêu.
Bên cạnh đó là các nghi lễ tôn vinh những người thợ thêu lớn tuổi đã góp nhiều công sức bảo tồn, phát huy giá trị của nghề thêu truyền thống, trao truyền nghề dân tộc một cách tinh tế nhất cho các thế hệ sau.
Đặc biệt, trong lễ giỗ tổ năm nay, tranh thêu XQ mang tới cho cộng đồng nghi lễ "Dâng áo choàng thêu" lên nữ thần bảo hộ phụ nữ nghề thêu là Nam Phương Hoàng hậu. Cùng với đó là một bức tranh thêu chân dung Hoàng hậu cùng với một bức thư bà viết khi bà sống tại cung An Định, kinh thành Huế khi xưa...
Bên cạnh các hoạt động tôn vinh nghề thêu, còn có 2 chương trình ẩm thực dành cho công chúng tham dự, đó là chương trình ẩm thực "Con đường gia vị Việt Nam" dành để trưng bày các loại gia vị hiện có của nước ta, đồng thời dùng chính các loại gia vị đó chế biến những món ăn đặc sắc nhất của 3 miền đất nước.
Một chương trình ẩm thực khác có tên gọi "Ai gọi tên anh trên cánh đồng hoa" dành để giới thiệu các món ăn tinh tế của vùng đất Đà Lạt thơ mộng đầy hoa với thiên nhiên tươi đẹp, khoáng đạt...
Nghề thêu Việt Nam đã có từ thế kỷ 16. Tổ sư của nghề thêu được người trong ngành tôn vinh là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải, sinh 18/1/1606 và mất ngày 12/6/1661, người làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Năm 1646, ông được bổ đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian đó ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải. Khi về nước, ông đã đem những điều này dạy lại cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận.
Về sau, nhân dân 5 xã này đã lập đền thờ, tôn vinh ông thành ông tổ của nghề thêu. Ngày mất của ông 12/6 âm lịch hàng năm đã trở thành Ngày giỗ tổ nghề thêu Việt Nam từ hơn 300 năm nay./.
Thanh Giang (TTXVN)